Skip to main content

Có những mô hình xe bánh mì nào? Kinh doanh thế nào hiệu quả?

6 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (2 bình chọn)

Bạn vẫn đang mông lung không biết trên thị trường có những mô hình xe bánh mì nào? Kinh doanh xe đẩy bán bánh mì thì cần chuẩn bị những gì, vốn bỏ ra bao nhiêu? Cùng xebanhmithonhiky.vn tìm hiểu trong bài viết để giải đáp ngay những thắc mắc trên nhé!

1. TOP 4 Mô hình xe bánh mì thịnh hành trên thị trường

Thị trường kinh doanh biến đổi liên tục, kéo theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt các mô hình bán hàng khác nhau. Và dưới đây là một số mô hình kinh doanh xe đẩy bán bánh mì thịnh hành, có tiềm năng sinh lời cao nhất trên thị trường. 

1.1. Xe đẩy bán bánh mì tự do

Đây là hình thức đẩy bán phương tiện ngoài trời, trên các vỉa hè, lề phố để tiếp cận khách hàng. Thay vì đứng yên tại chỗ như mô hình truyền thông, người bán ở đây thường chủ động di chuyển tới nhiều vị trí bán khác nhau. Sự linh hoạt này tuy hao tốn đôi chút công sức nhưng mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho người thực hiện.

kinh doanh xe bánh mì đẩy bán vỉa hè

Không chỉ sở hữu lợi thế kinh doanh, hình thức này còn khá tiết kiệm chi phí. Bởi bạn sẽ chỉ cần bỏ ra khoảng chục triệu để mua xe đẩy bán hàng, vài triệu để sắm dụng cụ, nguyên vật liệu làm món,… 

1.2. Xe bánh mì combo

Mô hình là sự kết hợp sáng tạo của nhiều mặt hàng bày bán khác nhau. Thay vì chỉ bán bánh mì, nó sẽ cung cấp cho người mua hàng loạt sản phẩm, dịch vụ mở rộng như đồ uống, đồ ăn nhẹ, sự kiện âm nhạc,… 

bán bánh mì cố định kết hợp lưu động

Bởi bán đa mặt hàng nên hình thức này đòi hỏi kích thước xe bán hàng khá lớn. Xe thường được nâng cấp về hệ thống di chuyển để có thể đẩy bán và dừng đỗ linh hoạt. Vậy nên, nếu biết khai thác thông minh lợi thế của cả hai mô hình, đảm bảo chủ kinh doanh có thể tạo được sự đột phá trong sự nghiệp của mình. 

1.3. Xe bánh mì nhượng quyền

Mô hình khá phổ biến tại thị trường Việt với hàng loạt thương hiệu tên tuổi như Má Hải, BMQ,… Nó cho phép các chủ đầu tư sử dụng danh tiếng, nguồn lực của thương hiệu để thu hút khách hàng và sinh lời cho mình. 

bán bánh mì nhượng quyền

Thuận lợi là vậy nhưng mô hình cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho người gia nhập khi đòi hỏi chi phí khởi đầu cực lớn. Chưa kể, một số hoạt động truyền thông, quản lý kinh doanh bị hạn chế khiến chủ tiệm khó lòng phát huy sức sáng tạo và phát triển thương hiệu theo cách riêng của mình. 

1.4. Xe tải bán bánh mì

Nếu cảm thấy dùng xe đẩy bán hàng quá mất sức thì hãy tham khảo ngay mô hình này. Mô hình ứng dụng công cụ bán có nguyên lý hoạt động tương tự xe tải chở hàng thông thường. Tuy vậy, thiết kế bên ngoài và cấu tạo trong khoang đã được cải tiến đôi chút nhằm mang lại sự thuận lợi cho người mua khi chế biến và bán hàng. 

bán bánh mì bằng xe tải

Do đó, khi triển khai thực hiện, người kinh doanh sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian và công sức vận hành. Không chỉ vậy, với cách trang trí ấn tượng, mô hình này còn đem đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho người mua. Kết hợp thêm chất lượng sản phẩm cạnh tranh thì đảm bảo việc kinh doanh của bạn sẽ cực ổn định.

2. Để kinh doanh xe bánh mì cần bỏ bao nhiêu vốn?

Tùy vào hình thức kinh doanh mà chi phí vốn cần bỏ ra của mỗi người sẽ khác nhau. Chẳng hạn như kinh doanh xe đẩy bán bánh mì, bạn sẽ cần chuẩn bị khoảng chục triệu cho công cụ bán hàng, 2 – 3 triệu tiền mua nguyên vật liệu,…

vốn mở tiệm bánh mì

Trong khi đó, kinh doanh nhượng quyền, bạn cần phải bỏ ra cả tỷ để nhận chuyển giao công nghệ, công thức bán hàng. Chưa kể, tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên để triển khai kế hoạch từ đơn vị chuyển giao,…

Như vậy, chọn mua mô hình phù hợp phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như khả năng tài chính, lợi thế bản thân,… Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định cuối cùng để tránh lãng phí tài nguyên, bỏ phí cơ hội gặt hái thành công.

3. TOP kinh nghiệm kinh doanh mô hình xe đẩy bánh mì hiệu quả

3.1. Xác định mặt hàng bày bán

Bánh mì có khá nhiều loại, mỗi loại lại yêu cầu một cách thức chế biến và bày bán khác nhau. Theo đó, hãy xem xét tay nghề của bản thân và xu thế tiêu dùng của thị trường để chọn ra những mặt hàng tiềm năng nhất. 

chọn vị trí bán bánh mì

Thay vì bán một mặt hàng, bạn có thể chọn nhiều mặt hàng để tối ưu hóa doanh thu của mình. Nên chọn những mặt hàng có cách chế biến tương tự để tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như rút ngắn thời gian làm món.

3.2. Chọn địa điểm bán thuận lợi

Vị trí có tác động khá nhiều đến lưu lượng khách của quán khi mới mở bán. Do vậy, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng muốn tiếp cận, hãy nghiên cứu điểm bán phù hợp. Chẳng hạn như muốn hướng tới khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên thì hãy cân nhắc các điểm mở bán ở gần các trường học, các khu trọ,…

Điểm bán cần thuận tiện dừng đỗ và có chỗ cho khách chờ. Như vậy, họ sẽ có ít rào cản hơn khi quyết định chọn mua tại cửa hàng của bạn.

3.3. Đầu tư thiết bị chuyên nghiệp

Khi đã có mặt hàng, có vị trí đắc địa thì bước tiếp theo, đó là chọn thiết bị hỗ trợ bán. Tùy thuộc vào khả năng tài chính, mỗi người sẽ có phương án chọn lựa khác nhau. Với những người ít vốn, họ thường chọn xe đẩy bán bánh mì lưu động để vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng khả năng tiếp cận thực khách. 

đầu tư nguyên vật liệu

Nếu có tài chính mạnh hơn, bạn có thể đầu tư hẳn xe tải bán hàng để tạo trải nghiệm độc đáo cho người mua. Đồng thời, tiết kiệm thời gian và công sức khi kinh doanh không cố định vị trí. 

3.4. Nâng cao trình độ làm bánh, bán hàng

Muốn kinh doanh bền vững trong ngành hàng thì bạn phải không ngừng nâng cấp chất lượng sản phẩm. Sản phẩm ngon thì khách hàng mới có thể quay lại và tiếp tục trải nghiệm tại quầy hàng của bạn. Vậy nên, hãy đầu tư các khóa học online hoặc offline tùy theo điều kiện hoàn cảnh. Nỗ lực rèn luyện để tạo ra những điểm khác biệt trong cách chế biến và duy trì lợi thế riêng của thương hiệu mình.

3.5. Lên menu độc đáo, phù hợp thị hiếu khách

Thực đơn không được tạo ra một cách ngẫu nhiên mà phải gắn với thực tiễn người mua. Từ việc nghiên cứu mong muốn của họ, bạn có thể tạo ra những thực đơn phong phú với số lượng món tùy thuộc khả năng. Bán món nào chất món đó, đảm bảo việc kinh doanh của bạn phất như diều gặp gió.

tạo thực đơn bán hàng

3.6. Tạo khuyến mại ở thời điểm phù hợp

Giai đoạn mới mở bán thường là khoảng thời gian mà chủ tiệm phải tung deal nhiều nhất nhằm thuyết phục người mua thử trải nghiệm sản phẩm. Giai đoạn này, người bán thường không kỳ vọng quá nhiều vào doanh thu. Thay vào đó, họ cần nỗ lực tạo ra những chiến dịch độc đáo để tăng độ nhận biết của người dùng. 

Khi khách hàng đã biết đến thương hiệu, biết đến chất lượng sản phẩm, việc mua hàng sau này sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Mỗi mô hình xe bánh mì đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Hãy nghiên cứu cẩn thận để chọn ra được mô hình kinh doanh phù hợp và giúp bạn phát huy tối đa khả năng của mình. Chúc bạn kinh doanh hồng phát. 

Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn để nhận ngay ưu đãi lớn

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn!

Hệ thống phân phối
Hà Nội

Địa chỉ: Số 368 Trần Điền - Định Công - Hoàng Mai

Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến - Phương Đông - Uông Bí

Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 827/8 Hà Huy Giáp - Phường Thạnh Xuân - Quận 12

Thái Bình

Địa chỉ: Đối diện UBND xã Vũ Hoà - H.Kiến Xương

Đồng Nai

Địa chỉ: 1066- QL 51 Tổ 3 - Ấp Đồng - Phước Tân - Biên Hòa

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay