10 Bí quyết kinh doanh trà sữa online: Hiệu quả, Vốn ít
Kinh doanh trà sữa online ngày nay là xu hướng cực trendy, đáp ứng thị hiếu của các đối tượng “ngại” ra đường. Người người kéo nhau mở tiệm làm chủ kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt hơn.
1. Kinh doanh trà sữa online thường mang lại lợi thế gì?
Lĩnh vực buôn bán trà sữa qua các kênh online thường là lựa chọn của 80% startup. Khi so sánh với mở tiệm cố định, việc bán online qua nhiều kênh sở hữu nhiều lợi thế có 1 0 2:
1.1 Dễ dàng tiếp cận khách hàng
Hiện tại, mọi người lướt Internet còn nhiều hơn đi ra đường, ít cũng 3 – 4h/ ngày. Vậy nên, khi đăng bài trên MXH, app giao hàng sẽ dễ tiếp cận hơn. Chủ tiệm chỉ cần cập nhật thông tin các loại trà sữa đang bán lên. Ai có nhu cầu mua tìm kiếm từ khóa sẽ tự động liên hệ. So với việc mở tiệm truyền thống thì lượt khách trực tuyến cao hơn tới 40%, mang lại cơ hội tăng doanh thu khủng.
1.2 Không giới hạn giờ giấc
Nếu mở tiệm cố định, chủ phải túc trực tại chỗ từ 6 – 8h/ ngày, hạn chế đóng cửa do sợ mất khách. Trong khi đó, kênh trực tuyến không giới hạn về giờ giấc. Nhiều chị em làm văn phòng tới tận T6, T7 thì chủ nhật vẫn có thể làm trà sữa bán bình thường.
1.3 Tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo
Như đã phân tích, người ta có xu hướng lướt Internet ngày càng nhiều.
Chỉ cần đăng bài trên MXH, liên kết sản phẩm với các app là khách tự tìm tới. Chủ tiệm không cần chi tiền làm banner khuyến mãi, phát tờ rơi rầm rộ vẫn có 1 lượng khách hàng đông đảo.
1.4 Tối ưu vốn đầu tư khi mở bán
Để mở 1 tiệm nhỏ thì phải tốn từ 20 – 50 triệu VNĐ, trong khi bán online chỉ cần chi tầm ¼ số tiền đó. Chủ tiệm muốn bán lúc nào, bán ra sao cũng được, không bị áp lực về việc thu hồi vốn. Đồng thời, tốc độ kiếm lời cũng nhanh hơn hẳn. Trong khi đó, mở tiệm lớn thì 6 – 12 tháng vẫn chưa thấy lợi nhuận đâu, bán online thì 1 – 2 tuần là có.
2. Bí quyết kinh doanh quán bán trà sữa online hiệu quả, siêu lời
2.1 Xác định tệp khách hàng chính
Đặc thù của việc bán online là khách hàng phải “siêng” xài điện thoại, ipad,… thường là giới trẻ, dân văn phòng từ 15 – 40 tuổi. Chủ tiệm có thể dựa vào sở thích, thói quen của họ để lên menu và điều chỉnh vị trà sữa cho vừa vặn. Đảm bảo khách mua 1 lần là nghiện.
Chẳng hạn, khách mục tiêu là các cô gái trẻ thích giữ dáng nên phải cho chọn lượng đường, topping riêng. Decor ly, túi đựng cute để check – in sống ảo.
2.2 Chuẩn bị đủ vốn đầu tư kinh doanh
Chủ tiệm trước khi bắt tay vào làm phải list sẵn các hạng mục, mua công cụ, đồ pha chế bao nhiêu để soạn thừa ra tầm 20%. Việc ước lượng số tiền giúp chủ quán chi tiêu cân nhắc, không bị thâm hụt quá nhiều phải bù chỗ này đắp chỗ kia.
Khi làm thì việc chênh ra từ 10 – 20% là không thể tránh khỏi do có nhiều khoản phát sinh, bạn nên có plan dự phòng trước.
2.3 Học cách làm trà sữa ngon để bán
Thực khách chỉ quay lại khi mùi vị trà sữa của bạn đủ ngon. Không ít tiệm chủ chú trọng decor bắt mắt nhưng vị siêu tệ.
Khách tò mò order 1 lần rồi “chạy” luôn, không dám ghé lần 2. Thậm chí còn review với người thân, đồng nghiệp khiến tiệm bị cho vào blacklist.
Để có công thức ngon nhất, nên bỏ tầm 2 – 3 triệu để tham gia khóa học nấu trà, làm topping từ dân lành nghề.
2.4 Liên kết đối tác cung cấp nguyên liệu
Bột trà, topping nhiều nơi, giá đắt rẻ khác nhau. Không ít chủ tiệm để tăng lợi nhuận mà chọn loại “trôi nổi”, bán theo ký, theo thùng. Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi thực khách ngày nay cực kỳ thông minh.
Bạn có thể liên hệ bỏ mối sỉ ở các đại lý lớn, hàng có tem mác, nhãn hiệu rõ ràng. Mang về test thử thấy loại nào tốt, ngon mới mang ra bán. Hơn nữa, việc đặt mối sỉ giúp chủ tiệm mua được với giá “mềm” nhất.
2.5 Đầu tư trang thiết bị pha chế, bán hàng
Để có thành phẩm trà ngon phải mua sẵn nồi nấu, bình chứa, hộp đựng cao cấp. Không xài hàng trôi nổi, làm bằng nhựa dỏm độc hại. Các loại đồ pha chế phải mua loại tốt nhất, tiệt trùng kỹ càng mỗi ngày để phòng hờ vi khuẩn tích tụ.
Nếu bán online kết hợp offline, khách mua tìm tới tận nơi thì có thể mạnh dạn “chốt” thêm xe trà sữa, đảm bảo doanh thu sẽ cao hơn.
2.6 Đa dạng thực đơn trà sữa bày bán
Nếu chỉ có must – try là trà sữa thì khách mua sẽ rất nhanh chán. Họ thích tìm nơi có menu đa dạng, có đủ món để thử mỗi lần 1 thứ. Chủ tiệm có thể bonus vào các công thức sinh tố, bánh ngọt, cà phê, trà trái cây… Khách muốn uống gì cũng order được, không phải đắn đo suy nghĩ.
2.7 Tạo dựng kế hoạch marketing, quảng bá
Dù là kênh online nhưng vẫn phải có nội dung, chạy ads trên MXH, tận dụng các chương trình trên app giao hàng kéo khách. Khi chưa có mối quen, bạn có thể xài gói ads trên Facebook, Instagram để thu hút người xem.
Đối với các app Grab, Shopee Food thì bạn có thể chọn các gói khuyến mãi. Giảm giá tiền cho đơn hàng 200K, 300K để hút khách mua 5 ly, 10 ly.
2.8 Quản lý nguồn thu chi chuyên nghiệp
Việc cân đối thu chi cực kỳ quan trọng, nhiều chủ tiệm bán online 300 – 500 đơn/ngày nhưng lời không cao, do chi linh tinh quá nhiều. Bạn phải xác định được giá vốn từng món, mua topping bao nhiêu, bao bì bao nhiêu để có khoản lời nhất định.
Nếu rảnh rỗi thì lập bảng thu chi hằng ngày, không thì phải lập hàng tuần để theo dõi lời lỗ, có kế hoạch điều chỉnh cho hợp lý.
2.9 Xin review, feedback từ khách hàng
Người mua chính là cốt lõi, việc buôn bán phải dựa trên thị hiếu nên quán phải không ngừng cải thiện dịch vụ. Nếu làm 1 công thức trà sữa mà trong 10 khách có tới 7 – 8 người chê béo, ngọt thì phải nhanh chóng điều chỉnh lại.
Để xin feedback, chủ tiệm phải chịu khó bonus khuyến mãi tầm 10 – 20% cho đơn hàng tiếp theo để khách nhận xét chân thành nhất.
2.10 Cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ
Thái độ trò chuyện, tư vấn cũng là vấn đề quan trọng, được rất nhiều đối tượng mua online để ý.
Nhiều người dù trà sữa đỉnh chóp cỡ nào nhưng thái độ tệ là kiên quyết không mua nữa. Do giao tiếp bị hạn chế, thường chỉ gọi điện, nhắn tin nên cần cẩn trọng trong lời nói.
Trên đây là mẹo kinh doanh trà sữa online được tiết lộ từ A – Z. Các chủ tiệm mới có thể “triển” ngay, kiếm lợi nhuận cực nhanh trong chưa đầy 1 tháng.