Cách làm bánh mì bằng bột mì đa dụng tại nhà cho người mới
Cách làm bánh mì bằng bột mì đa dụng là chủ đề “VIP” trong nhiều diễn đàn. Vì quy trình gọn lẹ mà chất lượng thành phẩm lại cực ổn áp. Nếu đây cũng là nội dung bạn đang tìm kiếm thì hãy tham khảo ngay công thức có trong bài viết này.
1. Bánh mì làm bằng bột mì đa dụng tiện lợi, tỷ lệ thành công cao
Bột mì đa dụng là tên gọi “fix” cứng của dòng bột làm từ lúa mì có tỉ lệ chất đạm (protein) nằm trong khoảng 10-12%. Tên gọi của loại nguyên liệu này đã phản ánh phổ ứng dụng cực rộng của chúng.
Theo đó, bột có độ dẻo vừa phải, dễ tạo hình, có thể mix trộn với nhiều nguyên liệu khác nhau nên có thể “hô biến” thành rất nhiều thành phẩm. Điển hình là bánh mì, tất thảy các loại bánh ngọt, pizza,…
Việc làm bánh mì từ bột mì đa dụng có 3 ưu điểm là:
- Hương vị thơm ngon, ruột bông mềm, vỏ mảnh và giòn. Gia nhiệt đều tay sẽ cho tạo hình có màu vàng nâu siêu đẹp mắt.
- Cực tiện khi chuẩn bị nguyên liệu vì mua ở đâu cũng có. Bạn có thể té tát qua tiệm tạp hóa gần nhà, cửa hàng bán bánh, siêu thị để chốt đơn nguyên liệu này.
- Giá thành phải chăng, trung bình chỉ ở mức 14-20k/kg. Lại cực “dôi” khi chế biến nên nếu sử dụng trong kinh doanh sẽ gia tăng khả năng sinh lời.
Đó là lý do vì sao hầu hết cửa tiệm, xe bán bánh mì, lò bánh chuyên dụng đều SD nguyên liệu này trong khâu hoàn thiện thành phẩm.
➽➽➽ CLICK XEM: Cách làm bánh mì sandwich bằng nồi cơm điện
2. Cách làm bánh mì bằng bột mì đa dụng đơn giản nhất tại nhà
2.1 Nguyên liệu
- Muối tinh: 5 gam
- Bột mì đa dụng: 5 lạng
- Đường: 5g
- Nước ấm: 450ml
- Men nở: 20g
2.2 Các bước chế biến
2.2.1 Trộn bột
- Chuẩn bị 1 chiếc nồi sạch rồi cho các thành phần khô vào, trộn đều với nhau.
- Đổ nước ấm vào hỗn hợp, trộn đều. Lấy tay nhồi bột để tạo khối hòa quyện trong 10p.
2.2.2 Ủ men
- Thêm chút dầu ăn trên bề mặt khối bột, dùng màng bọc bao kín bên ngoài, ủ trong 45′.
2.2.3. Nặn bánh
- Nhồi bột theo hướng trượt dài ra xa, rồi kéo về, lặp lại thao tác. Thực hiện trong 10p để tăng độ dai của nguyên liệu.
- Lăn tròn nguyên liệu thành hình trụ, cắt thành những phần bằng nhau, nặn theo tạo hình của chúng.
- Để bột nghỉ 30′ trước khi bắt đầu “lên lửa”.
2.2.4 Nướng và hoàn thiện
- Làm nóng lò nướng trong 15p ở 220 độ C. Sau đó, cho nguyên liệu vào và gia nhiệt trong 20′.
- Sau khoảng thời gian trên, “deal” nhiệt lên mức cao hơn – 240 độ C để chín giòn, có màu vàng đẹp hơn.
2.3 Thành phẩm
- Thành phẩm ra lò có màu vàng nâu và tỏa mùi thơm “nhức mũi”. Lớp vỏ mỏng tang, giòn hơn cả bánh đa. Ruột mềm và xốp như bông, vị rất thanh nhẹ, càng ăn càng thích.
3. Bí quyết làm bánh mì bằng bột đa dụng nở đều, mềm xốp
3.1 Trộn bột đúng tỷ lệ
Việc trộn bột đúng tỉ lệ sẽ quyết định tới 50% chất lượng món. Nếu thêm ít nước thì hỗn hợp nguyên liệu bị vón cục, thiếu đi độ hòa quyện. Ngược lại, cho nhiều thì bột loãng, không thể tạo hình.
Với men cũng vậy, ít thì thiếu độ nở mà nhiều thì nguyên liệu gia tăng thể tích quá mức. Do đó, công thức hướng dẫn như thế nào thì hãy dập khuôn y chang vậy. Đảm bảo tạo ra những chiếc bánh có chất lượng chuẩn đét nhé!
3.2 Ủ cho bột nở 2 lần
Khi ủ bột, cần thực hiện lặp lại 2 lần. Lần 1 là sau khi phối trộn các thành phần với nhau. Lần 2 là sau khi lên phom bánh (trước giờ gia nhiệt).
Khi thực hiện theo hướng dẫn này thì men nở sẽ hoạt động rất tích cực. Cũng nhờ vậy mà bánh sẽ bông mềm, thơm ngọt và dễ ăn hơn.
3.3 Rạch bánh thoát khí, nhanh chín
Khi tạo hình, việc rạch mặt trên của bánh là nhằm 3 mục đích:
- Tạo hình sẽ căng nở đầy đặn và trông đẹp mắt hơn.
- Lượng khí CO2 thoát ra 1 phần, nhờ vậy mà tránh được việc hình thành những lỗ khí lớn gây vỡ, biến dạng khi gia nhiệt.
- Nhiệt xâm nhập sâu qua vết rạch, bánh sẽ nhanh chín và chín đều hơn.
Cách làm bánh mì bằng bột mì đa dụng đã được show “từ đầu đến chân” trong bài viết trên của xe bánh mì thổ nhĩ kỳ. Hãy áp dụng công thức chuẩn chỉnh này để lên món chuẩn đét theo nhu cầu nhé!