Cách Làm Bánh Mì Cuộn Len: Thơm, Ngon, Mềm, Mịn
Khi nghe qua tên gọi, đa phần mọi người đều nghĩ rằng cách làm bánh mì cuộn len hẳn sẽ chẳng “dễ xơi” chút nào. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại, chỉ mất 40′ để hoàn thiện các công đoạn.
1. Bánh mì cuộn len vừa quen thuộc, vừa độc đáo
1.1 Màu sắc quen thuộc
Về bản chất, đây vẫn là dòng bánh mì được chế biến theo cách quen thuộc là nướng vàng trên nền nhiệt 200 độ C.
Vậy nên, màu sắc của chúng cũng giống như màu của cơ số loại bánh khác: có sắc vàng ngả nâu trông rất hấp dẫn. Dù tạo hình có chút khác biệt nhưng chỉ cần nhìn vào màu sắc và độ bông của bề mặt thành phẩm, bạn sẽ nhận ra ngay đại diện “bình cũ rượu mới” này.
1.2 Nhân bánh làm theo sở thích
Món ăn trên không hề kén loại nhân cho vào phần trung tâm bánh. Bất kể topping là ngọt hay mặn thì đều có thể “apply” vào món ăn đặc biệt này. Có điều nếu chọn nhân dạng rắn thì nên vo viên rồi cuộn dải bột quanh phần nhân trước khi nướng chín. Nếu là nhân dạng sệt như nhân sữa chua, nhân phô mai thì có thể đục lỗ để bơm phần topping này vào sau khi đã nướng chín thành phẩm.
1.3 Tạo hình siêu độc đáo
Do được ủ men trong thời gian dài nên bánh có độ căng phồng lý tưởng khi làm chín. Không những vậy, chúng còn được khứa trên bề mặt để mô phỏng tạo hình thớ trong cuộn len.
Vậy nên, thành phẩm trông vừa đầy đặn, vừa giống “y chang” phiên bản gốc. Ai nhìn vào cũng bị thu hút, chỉ muốn ăn ngay và luôn.
➥➥➥ TÌM HIỂU: Bánh mì dân tổ Sài Gòn
2. Cách làm bánh mì cuộn len thơm ngon, dễ làm tại gia
2.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu phần vỏ:
- Bột mì chuyên dụng: 6 lạng
- Muối: 10 gam
- Men instant: 10 gam
- Sữa tươi: 1 hộp 180ml
- Trứng gà: 2 quả
- Bơ lạt: 100g
- Đường: 60g
- Dầu ăn: 10ml
Nguyên liệu phần nhân:
- Trứng gà ta: 2 quả
- Đường kính: 3 thìa canh
- Vani: 10g
- Sữa chua không đường: 1 hũ
- Bột mì: 3 thìa canh
- Sữa tươi: 100ml
2.2 Các bước làm
2.2.1 Trộn và nhào bột
- Cho lượng bột mì, muối, men, đường đã setup sẵn vào 1 bát to. Trộn đều trước khi cho lòng đỏ trứng và 8/9 lượng sữa tươi vào. Mix đều tay để tạo hỗn hợp hòa quyện (lưu ý chừa lại 1 ít lòng đỏ trứng cho khâu nướng bánh).
- Thêm dầu ăn lên tay để chống dính, nhào bột thật kỹ. Trong thao tác này, đừng ấn theo chiều trọng lực mà dùng phần dày nhất của bàn tay để đẩy nguyên liệu trượt xa trên mặt mâm.
- Lặp lại liên tục trong 5′ rồi gập đôi, đảo chiều 90 độ trước khi tiến hành thao tác tương tự. Sau 20′, vo nguyên liệu thành khối để chuẩn bị cho bước ủ.
2.2.2 Ủ bột
- Cho nguyên liệu vào chính giữa màng bọc lớn, quấn khít lại, đặt vào tủ lạnh, trữ mát trong 1-2h
- Sau thời gian trên, lấy bột ra, nhào qua trong 5′ rồi lại tiếp tục bọc kín. Cất trong ngăn mát 1/6 ngày.
2.2.3 Cán và tạo hình cuộn len
- Chia nguyên liệu thành 8 phần, nhồi qua chừng 3-4p để tạo độ hòa quyện. Cán thành dải mỏng với độ dài cỡ 25-30cm
- Dùng chút bột khô để rắc lên bề mặt dải bột rồi dùng dao xẻ những rãnh song song chạy dọc theo dải bột.
- Quấn dải bột lại sao cho đường rãnh vân xẻ nằm bên ngoài rồi cho vào khuôn tạo hình. Ủ trong điều kiện tự nhiên chừng 1h để bột nở thêm.
2.2.4 Làm nhân
- Cho nguyên liệu làm nhân vào 1 tô lớn, dùng phới đánh cho tan
- Làm nóng chảo trên nền lửa lớn, khi cho hỗn hợp trên vào thì “deal” xuống mức tối thiểu. Vừa đun vừa đảo nhẹ nhàng cho đặc sệt lại.
2.2.5 Nướng bánh và hoàn thiện
- “Mix” lượng sữa và lòng đỏ trứng còn lại với nhau cho thật đều rồi phết lên mặt bánh. Sau đó nướng nguyên liệu trong 30′ ở nền nhiệt 170-180 độ C.
- Lấy bánh ra và lật ngược, xuyên 1 lỗ hướng vào vị trí trung tâm để “apply” phần nhân vào bánh. Thao tác lần lượt cho đến hết là hoàn thiện
2.3 Thành phẩm
- Thành phẩm có tạo hình ngồn ngộn như cuộn len, đầy đặn với những đường vân cong cong chạy song song. Vỏ bánh chuyển sắc vàng ngả nâu và hương bánh thì thơm “nhức mũi”. Khi xé ra, bạn có thể cảm nhận rõ độ bông mềm, tơi xốp của món này. Hãy nếm thử 1 miếng mà xem, chất lượng món phải nói là chuẩn 5 sao đấy!
3. TIP làm bánh mì cuộn len đạt chuẩn về hình thức và hương vị
- Kiểm tra chất lượng bột nhào
Nếu thành phẩm có độ dai, kéo ra không bị đứt rời lỗ chỗ, cán mỏng không bị vỡ phom chứng tỏ đạt yêu cầu. Ngược lại, bạn nên xem lại kỹ thuật nhào bột, áp dụng trên nguyên liệu để cải thiện tình hình.
- Ủ lạnh bột bánh
Nếu view qua khâu ủ bột mà Quang Huy vừa giới thiệu, bạn sẽ thấy việc trữ lạnh bánh được thực hiện tới 2 lần trong thời gian dài. Mục đích của việc làm này là làm chậm tiến trình lên men. Thành phẩm sẽ có độ mềm thơm lý tưởng, dai nhưng không hề khô xác. Do đó vừa tiện cho việc tạo hình bánh, vừa giúp tối ưu hương vị món.
- Phết tạo màu cho bánh mì
Nếu sau khi tạo phom thành phẩm, bạn đem đi nướng ngay thì vỏ bánh sẽ có màu nhàn nhạt trông cực kém sắc. Thế nhưng, nếu phết thêm phức hợp lòng đỏ và sữa tươi thì sẽ cho ra kết quả hoàn toàn khác biệt: bánh có màu vàng chuyển rám nâu trông cực ngon mắt. Vậy nên, bạn đừng bỏ qua thao tác nhỏ này để giúp món ăn trở nên ngon hơn nhé!
Khi đã nắm vững cách làm bánh mì cuộn len cùng 3 bí quyết mà xebanhmithonhiky.vn vừa chia sẻ, chắc chắn bạn sẽ cho ra thành phẩm thơm ngon vô đối.