Cách làm bánh mì que Đà Nẵng: Chuẩn hình thức, Đúng vị
Chia sẻ cách làm bánh mì que Đà Nẵng nổi rần rần nhưng đều hướng dẫn khá vắn tắt. Món này cần chia ra làm 2 công đoạn chính: Làm vỏ bánh & Nấu pate chuẩn bài. Bài viết của xebanhmithonhiky.vn đã note lại chi tiết về các bước tiến hành, nhiệt độ chế biến.
1. Bánh mì que Đà Nẵng và Hải Phòng có gì khác biệt?
Dù đều được bày trên hè phố với những chiếc xe bán bánh mì que nhưng BMQ ĐN & Hải Phòng không giống nhau. Nếu là fan cuồng nhiệt của 1 trong 2 món này thì phân biệt cũng rất dễ. Còn những người ít ăn hơn thì dựa trên những tiêu chí sau.
- Kích cỡ: Bánh mì que Đà Nẵng khá giống bánh mì dài, bề ngang ~ 5cm, dài 25-27cm. Trong khi đó, bánh ở HP bề ngang chỉ cỡ 2 ngón tay, còn chiều dài thì từ 17-20cm.
- Kết cấu: Bánh của Hải Phòng vỏ mỏng, ruột mỏng nên không cảm nhận được nhiều vị tinh bột. Còn chiếc bánh kia lại gần giống như kiểu cổ truyền, vỏ được nướng vàng giòn, đặc ruột.
- Topping: Món của HP nổi tiếng với phần ruột chỉ có pate, ăn kèm chí chương đặc trưng. Trong khi đó bánh của Đà Nẵng lại thêm pate, rau nộm, với phần nhân đa dạng hơn. Sốt ăn kèm cũng phong phú hơn kiểu thành phố hoa phượng đỏ – Ngoài sốt cay còn có sốt chua ngọt, tương đen,…
✔️✔️✔️ KHÁM PHÁ: Cách làm nước sốt bánh mì que
2. Cách làm bánh mì que Đà Nẵng ngon, chuẩn vị tại gia
2.1 Nguyên liệu
- Vỏ bánh: Bột mì bread flour, men nở vàng khô, muối tinh
- Pate: Gan heo, thịt nạc vai heo xay, bì lơn, mỡ heo, sữa tươi, tỏi, hành tây,…
- Đồ chua: Cà rốt, củ cải, giấm, đường, mùi ta,…
- Sốt rưới: Cà chua, ớt tươi, hành tím, dầu ăn,…
2.2 Các bước chế biến
B1: Làm vỏ bánh & nướng
- Rây bột cho mịn rồi trộn cùng men khô, muối tinh trước, mix thật đều. Sau đó, tạo 1 lỗ ở giữa rồi rót nước từ từ để nhào thành khối, thấy hơi dính tay thì ngừng lại.
- Trộn đều tới khi bột ướt hết thì bọc âu lại, để nghỉ 10”. Tiếp đến lấy ra nhồi, ban đầu sẽ hơi dính tay nhưng khi có gluten kết dính rồi sẽ không dính bết nữa.
- Nhồi liên tục (dùng lục từ cổ tay) tới khi sợi bột kéo được thành màng. Mang bột đi ủ 1h trong nhiệt độ thường, phủ lên âu bột bằng khăn ẩm.
- Sau khi ủ lần 1, lấy bột ra nhào thêm 5-7”, cuộn thành khối, ủ thêm 15-20” nữa.
- Lúc này mới tạo hình, để nghỉ 10” bên ngoài. Trong thời gian đó, bật lò nướng cho nóng trước nhé.
- Dùng dao rạch trên mặt bánh để khi nướng không bị nứt vỡ. Xịt 1 lớp nước mỏng rồi nướng trong 15”, set nhiệt 200 độ.
- Khi thấy hơi vàng thì giảm 160-170 độ, nướng thêm 10” tới khi vàng ruộm.
B2: Làm pate gan heo
- Ngâm bánh vào sữa tươi trước. Tận dụng sữa tươi để ngâm gan heo, mỡ, bì cho khử mùi hôi của thịt.
- Gan thái miếng nhỏ, xào chung với mỡ và thịt xay. Trước đó, cần phi thơm tỏi với bơ. Khi chín thì cho hành tây vào xào cùng.
- Cho các nguyên liệu, bánh mì ngâm sữa vào máy xay nhuyễn mịn. Xếp bì heo xuống đáy tô (cho 1 lượng vừa phải kẻo bị ngấy).
- Hấp cách thủy 3h để pate nhừ, tạo hương vị đậm đà hơn.
B3: Ngâm đồ chua
- Củ cải, cà rốt đều là những thành phần làm dưa góp thông dụng.
- Nên nạo sợi, ngâm với nước muối, vắt khô rồi lại ngâm với nước đá. Sau khi đợi ráo nước thì trộn cùng đường giấm gạo, đợi 15” thì cắt thêm chút mùi ta.
- Không thích ngò rí thì không cần thiết phải thêm vào.
B4: Nấu sốt rưới
- Xay cà chua cùng ớt tươi, thêm chút muối khi xay. Nhớ bỏ hạt hạt, hạt cà và lột vỏ cà chua trước khi xay nhé.
- Đặt chảo nóng rồi đong 1-2 thìa dầu ăn, phi thơm hành, thêm hỗn hợp vào xào. Nêm gia vị rồi thêm chút tiêu đen trước khi tắt bếp, để mùi thơm lưu lâu hơn.
B5: Hoàn thiện món ăn
- Phết bơ lên ruột bánh mới ra lò. Thêm 1 lượng rau nộm vừa đủ.
- Rưới sốt rồi cho tương cà/tương ớt/mayonnaise tùy theo khẩu vị cá nhân. Ăn ngay khi còn giòn, để lâu bánh sẽ bị mềm đấy nhé.
2.3 Thành phẩm
- Chiếc bánh đạt chuẩn size như hàng bán ngoài tiệm, màu sắc bắt mắt, chín vừa. Ruột đặc, mềm khô thơm ngon, không bị lấn át bởi mùi men.
- Pate nấu ngậy, ăn vừa miệng, kết hợp cùng dưa góp chua ngọt ngon nuốt lưỡi.
3. Mẹo chế biến bánh mì que Đà Nẵng siêu ngon, hấp dẫn
3.1 Tuyển chọn các nguyên liệu
Thực hành theo đúng công thức trên thì có rất nhiều nguyên liệu khô, tươi sống. Cần chú ý:
- Bột mì làm bánh dùng bột số 13 hoặc bột đa dụng sẽ là lựa chọn chuẩn nhất. Mua men nở instant để không cần kích hoạt.
- Thịt heo/gan dùng làm pate cũng phải mua tươi từ những cơ sở chất lượng. Nếu thịt lốm đốm xanh, đỏ, đổi màu hay có mùi lạ thì không nên dùng.
- Rau củ dùng làm đồ chua mua tươi sẽ cho thành phẩm giòn, ngọt tự nhiên mà không cần kỹ thuật nhiều.
3.2 Làm vỏ và nhân bánh đúng quy trình
Các bước ủ bột, nhồi nhân, ủ lần 2 cần thực hiện đúng quy trình, đạt chuẩn yêu cầu. Ví dụ bột sau khi ủ lần 1 sẽ nở x2 kích thước khối ban đầu, ủ lần 2 không cần nở nhiều.
Phái nhớ làm nóng lò trước khi đưa bánh vào nướng, nhiệt sẽ tỏa đều hơn, tạo sắc vàng đồng nhất. Quá trình làm nhân pate cũng vậy, mô tả trước/sau cần làm lần lượt.
Gia vị nêm nếm có thể căn chỉnh theo khẩu vị, nhưng trình tự thì không được đảo lộn. Làm vỏ ngoài hay nhân bánh trước cũng được ( 2 công thức không liên quan đến nhau).
3.3 Chọn loại nước sốt theo khẩu vị
Có nhiều chia sẻ cách làm nước sốt khiến nền ẩm thực trở nên phong phú hơn hẳn. Người Đà Nẵng thích sự đơn giản nên đôi khi chỉ rưới chút nước tương nguyên bản.
Nhưng biến hóa đôi chút, làm đầy thêm gia vị thì chẳng lo ngán ngấy. Sốt chua ngọt, sốt cay hay sốt trứng,… thích kiểu nào thì chế biến để rưới lên cho bánh ngon hơn.
Cách làm bánh mì que Đà Nẵng còn những kiểu topping khác, lưu ý làm phần vỏ cho đúng điệu. Sau đó, kết hợp topping như nào thì tùy sở thích, sáng tạo đôi chút lại càng thú vị.