Skip to main content

13 Bí kíp kinh doanh bánh mì: Chi phí thấp, Hiệu quả cao

119 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Kinh doanh bánh mì là mô hình khá “ngon ăn” với nguồn vốn thấp, lượng khách tiềm năng cực khủng. Tuy nhiên, giữa hàng trăm, hàng ngàn đối thủ cạnh tranh thì tìm được chỗ đứng cho tiệm bánh không hề dễ. Dưới đây là 1 vài bí kíp cực hay để mở tiệm bánh mì thành công, bạn có thể dắt túi để làm kim chỉ nam buôn bán.

1. Kinh doanh bánh mì hiện nay có tỷ lệ cạnh tranh cực cao

Các tiệm bán bánh mì quá “quen mặt” với dân VN. Sáng sớm chỉ cần dạo 1 vòng quanh các cung đường, ngõ hẻm là thấy vài xe đẩy nối đuôi nhau. Loại bánh đa dạng từ thịt, chả cá, bánh Thổ Nhĩ Kỳ, trứng… để thực khách tha hồ chọn lựa, đổi món liên tục không sợ ngấy. Lượng khách chờ mua cũng cực kỳ ổn, đặc biệt là ở các khu vực đông người như ngã 4, cổng trường, KCN…

tình trạng kinh doanh bánh mì hiện nay

Mỗi ổ bánh chỉ có giá từ 15K – 25K, vừa vặn với túi tiền học sinh, dân lao động. Vậy nên, món ăn này lúc nào cũng “ưu ái” làm bữa sáng. Tuy nhiên, người mua có hạn, số lượng xe đẩy bán lại tăng lên theo cấp số nhân nên số tiệm ế, thua lỗ phải đóng cửa cũng không hề ít. Các thương hiệu “cố trụ” lại được, có khách hàng ổn định đều phải có bánh ngon, phục vụ nhiệt tình, đảm bảo ATVSTP…

2. 10 kinh nghiệm kinh doanh bánh mì Vốn Ít, Lời Nhiều, Thành Công 

Việc mở tiệm bánh mì không đơn giản đủ vốn là xong, để thành công phải “hội tụ” của nhiều yếu tố như: lên plan chỉn chu, có kinh nghiệm, may mắn. 

2.1 Lựa chọn loại hình bán hàng

Khi mở tiệm bánh mì, người ta thường chọn loại hình có mặt bằng cố định hoặc đẩy bán linh động, mỗi hình thức sẽ có đặc điểm riêng.

chọn loại hình bán bánh mì

Chẳng hạn, quán có mặt bằng sẽ có uy tín, được thực khách tin tưởng hơn. Phòng tránh được mưa nắng ngoài trời và phải chi số vốn khá “chát”. Ngược lại, đầu tư xe đẩy có giá mềm hơn, linh động di dời từ nơi này tới nơi khác, đỡ tốn tiền mặt bằng hàng tháng.

Ngoài dựa vào mục tiêu, ngân sách để chọn loại hình, chủ tiệm còn phải xác định mặt hàng muốn bán là gì, menu bao nhiêu món để lên plan. 

2.2 Lên plan kinh doanh cụ thể

Lập plan từng bước là công đoạn “chủ lực”, quyết định việc mở tiệm có trơn tru hay không nhưng thường không được chú trọng. Việc lên plan phải liệt kê đầy đủ các hạng mục, ai làm, cần bao nhiêu vốn, dự trù các vấn đề có thể nảy sinh đột ngột…  Khi mở tiệm nếu bị lệch khỏi dự tính phải điều chỉnh ngay, không để thâm hụt nguồn vốn quá nhiều.

lập kế hoạc kinh doanh cụ thể

Việc lên 1 bản kế hoạch chi tiết từ A – Z không hề đơn giản, phải khảo sát đối thủ xung quanh. Ai thiếu kinh nghiệm phải hỏi thêm ý kiến dân trong nghề.

2.3 Chuẩn bị đủ vốn vận hành và dự trù

Sau khi đã xác định được quy mô, mặt hàng buôn bán, chủ tiệm cần phải soạn đủ nguồn vốn cần thiết, có dư ra tầm 20 – 30% càng tốt.

Khi mua trang thiết bị, xe đẩy, nhân công hay thuê mặt bằng cần tính toán cẩn thận, không “xén bớt” chỗ này sang chỗ khác. Nếu quá “eo hẹp” có thể nghĩ tới phương án vay vốn, mượn người thân. Chú ý nên xem kỹ điều khoản, lãi tính ra sao.

2.4 Tìm kiếm vị trí mở quán địa lợi

Dù bánh ngon tới mức nào mà chọn điểm bán ở khu vực vắng vẻ, dân cư không mặn mà với món này thì sẽ cực kỳ ế ẩm. Tiêu chí đầu tiên khi chọn vị trí đặt quán là nơi đông người, đặc biệt là sinh viên, dân lao động thì đảm bảo đông khách 100%. 

chọn địa chỉ bán bánh mì

Nếu có ngân sách thì nên chọn tọa độ thoáng rộng, sạch sẽ, mặt tiền nằm sát vỉa hè để khách dễ tìm. Nếu chủ tiệm đẩy bán lưu động thì cũng nên ưu tiên các khu vực đông đúc. Tốt nhất nơi có mái che, bóng cây cho thoáng mát.

2.5 Chọn đơn vị cung cấp nguyên liệu tốt

Bánh nóng giòn, rau và topping tươi rói, sốt đậm đà chính là tiềm lực để quán “kéo chân” khách lâu dài. Để chọn được các nguyên liệu loại 1 ngon nhất, chủ tiệm nên liên hệ với chợ đầu mối để lấy mối sỉ. Đồng thời, bạn nên thỏa thuận để lấy được mối sỉ. Ví dụ mỗi ngày bán tầm 150 – 200 ổ là có thể mua bánh mì, rau cải với giá rẻ hơn.

2.6 Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ cần thiết

Trước khi mở bán, chủ tiệm phải chuẩn bị đủ công cụ, bao bì, khay đựng…Đặc biệt “tậu” nay các mẫu xe bánh mì chuyên dụng để bán thuận lợi hơn.

đầu tư dụng cụ thiết bị làm và bán bánh mì

Hiện nay, các mẫu xe đẩy có đủ màu sắc, kiểu dáng, size từ 90 – 200cm đáp ứng mọi mô hình bán bánh mì lớn nhỏ.

2.7 Đăng ký kinh doanh đúng quy định

Nếu tiệm có địa chỉ cụ thể, đăng bán trên các app online thì chủ quán nên tìm hiểu, đăng ký giấy tờ cho đúng pháp luật. Đối với các mô hình vừa và lớn càng phải thực hiện thủ tục rõ ràng. Nếu có tranh chấp thương hiệu hoặc sự cố sẽ có luật pháp bảo hộ. 

2.8 Triển khai kế hoạch marketing cho quán

Nếu chủ tiệm chỉ chú trọng khai thác khách ở khu vực xung quanh thì không phải phương án lâu dài. Không ai có thể mua liên tục 3 – 5 ngày/ tuần. Việc chạy ads trên các trên như FB, Tik Tok, thuê reviewer để quán tiếp cận khách ở các nơi khác tới ủng hộ.

triển khai chiến lược marketing tiệm bánh mì

Đặc biệt, vào ngày đầu khai trương, dịp lễ Tết nên có các đợt tri ân khách, sale sốc 10 – 20% cho đơn lớn. Tặng kèm nước, freeship… để tăng lượt bán.

2.9 Phát triển thêm kênh bán online

Hiện nay, rất nhiều khách thèm đủ thứ nhưng lười ra đường, sợ nắng sợ mưa nên ưu tiên order về ăn tại nhà. Tiệm bánh mì cố định nên kết hợp thêm các kênh online như: qua website, facebook, các app giao hàng như Shopee Food, Grab… để khách mua tiện hơn.

Tại nhiều quán, kênh bán online chiếm tới hơn 60% doanh thu. Giờ cao điểm là đơn đặt tăng chóng mặt không kịp bán.

2.10 Mở tiệm bánh mì nhượng quyền

Khi đã có được tên tuổi nhất định, “quen mặt” nhiều khách thì tiệm có thể mở rộng bằng các chi nhánh nhượng quyền.

nhượng quyền xe bánh mì

Khi có người muốn hợp tác, chủ tiệm chỉ cần chia sẻ công thức sốt, nguồn hàng, hướng dẫn từ A – Z sẽ thu được 1 khoản kha khá.

➥➥➥ CHIA SẺ KINH NGHIỆM: Kinh doanh xe bánh mì

3. 3 mẹo kinh doanh bánh mì hiệu quả, không lo thất bại

Nhằm tăng mức độ thành công khi bán bánh mì, bạn nhất định phải bỏ túi 3+ mẹo cực hay được Xe bánh mì thổ nhĩ kỳ Quang Huy tiết lộ:

3.1 Chọn thị trường tiềm năng

Dù là bán bánh mì nhưng có hàng trăm loại: chả cá, que, trứng, cá hộp, thịt heo quay… “chốt” đúng loại là tiệm thành công được 50%. Chủ tiệm nên khảo sát quanh vị trí bán xem dân cư thuộc độ tuổi nào, thu nhập ra sao, để chọn món bánh tương ứng.

chọn thị trường bán bánh mì tiềm năng

Chẳng hạn giới trẻ thường ăn bánh mì cho nhanh gọn, các món “cực trendy” như: Doner Kebab, bánh que Pháp sẽ đắt hàng hơn hẳn.

3.2 Bắt kịp các xu thế hiện hành

Tiếp theo là bắt kịp thị hiếu, chủ tiệm nên theo dõi các xu thế được quan tâm trên MXH. Bonus thêm topping, loại bánh mới lạ vào menu để hút khách. Điều cần lưu ý là các xu hướng này “nguội” rất nhanh, 1 – 3 tháng là hết thời. Bạn có thể kiếm lời nhưng vẫn phải giữ món chủ lực của tiệm.

3.3 Quản lý dòng tiền chi tiêu cụ thể

Nhiều quán có vẻ đắt khách, ngày nào cũng bán 300 – 500 ổ nhưng thực tế lợi nhuận lại không bằng các quán nhỏ, vì chi phí quá nhiều.

quản lý dòng tiền chi tiêu tiệm bánh mì

Để phòng hờ được tình trạng này, chủ tiệm phải lập bảng thu chi ngày, tuần, tháng. Nếu lợi nhuận không đạt được mức 30% doanh thu cần điều chỉnh gấp.

Trên đây là loạt tips cực hay để mở tiệm kinh doanh bánh mì, bạn có thể tự tin “hạ vốn” ngay mà không cần lăn tăn quá nhiều. 

Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn để nhận ngay ưu đãi lớn

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn!

Hệ thống phân phối
Hà Nội

Địa chỉ: Số 368 Trần Điền - Định Công - Hoàng Mai

Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến - Phương Đông - Uông Bí

Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 827/8 Hà Huy Giáp - Phường Thạnh Xuân - Quận 12

Thái Bình

Địa chỉ: Đối diện UBND xã Vũ Hoà - H.Kiến Xương

Đồng Nai

Địa chỉ: 1066- QL 51 Tổ 3 - Ấp Đồng - Phước Tân - Biên Hòa

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay