Bí quyết kinh doanh nhỏ ở quê “1 vốn – 4 lời”
Kinh doanh chưa bao giờ là dễ, cho dù là bạn ở bất kì nơi đâu? Dù chốn thành thị phồn hoa hay nơi quê nghèo quanh năm lam lũ. Tuy nhiên, đã sống là phải biết ước mơ đúng không ạ! Và để thực hiện được ước mơ thì bắt buộc bạn phải hành động chứ không chỉ là lời nói hay sách vở nữa. Hôm nay hãy cùng Quang Huy tham khảo những mô hình kinh doanh nhỏ ở quê “1 vốn – 4 lời” bạn nhé!
Khảo sát tình hình thị trường kinh doanh nhỏ ở quê như thế nào?
Người xưa có câu: “Biết người biết ta – 100 trận 100 thắng”! Thật vậy, để kinh doanh mang lại lợi nhuận thực sự chẳng phải chuyện dễ dàng gì. Hơn nữa, lại là kinh doanh ở quê lại càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, nếu bạn nắm bắt tốt để chọn cho mình 1 mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Thì đó lại là 1 cơ hội để bạn có thể làm giàu đấy!
Hiện nay thì đời sống của những người dân tại các vùng quê cũng được cải thiện 1 cách đáng kể. Xét về mặt bằng chung là như thế! Tuy nhiên vẫn còn những vùng miền nói chung và 1 số hộ gia đình nói riêng vẫn hết sức khó khăn. Người dân chính là khách hàng chính của bạn trong kế hoạch kinh doanh của mình. Chính vì thế bạn sẽ là người cần nắm bắt và đo được mức sống trung bình ở quê. Để có thể kinh doanh mặt hàng dịch vụ phù hợp nhất!
-
Khảo sát xem những mặt hàng nào được nhiều người ưa chuộng?
Điều đầu tiên bạn cần phải nắm đó chính là đối tượng khách hàng nào giành cho mặt hàng của mình. Hiện tại, tại khu vực của bạn thì mặt hàng nào đang được nhiều người ưa chuộng. Thường thì sẽ là những mặt hàng như nhu yếu phẩm, thuốc men, vật liệu xây dựng,…
Lí do bạn cần nắm được mặt hàng được ưa chuộng để có thể ước lượng được lượng tiêu thụ sản phẩm. Và khi bạn có thể áng chừng được thì tỉ lệ cũng như rủi ro trong kinh doanh trong những ngày đầu sẽ thấp hơn.
-
Xác định đối thủ trực tiếp của mình là ai?
Đã có hộ gia đình nào kinh doanh mặt hàng đó chưa? Quy mô như thế nào?
Nói đến kinh doanh thì dù bạn đang ở bất cứ đâu? Và làm nghề gì đi chăng nữa nếu bạn muốn tồn tại và phát triển thì phải cạnh tranh. Và ở đây, khi bạn bắt đầu thì bạn phải xác định cụ thể mặt hàng bạn muốn kinh doanh đã có ai đã và đang làm hay chưa?
Nếu đã làm mà phải bỏ để kinh doanh mặt hàng khác. Thì bạn cần tìm hiểu lí do là gì? Do không bán được hàng dẫn đến thua lỗ hay có lí do nào khác.
Nếu đang làm thì bạn cần ước chừng xem quy mô của họ như thế nào? Lớn hay nhỏ? Để rồi từ đó đưa ra tính toán về quy mô mà bạn sẽ áp dụng cho kế hoạch của mình.
Một số mô hình kinh doanh nhỏ ở quê rất Hot hiện nay:
-
Kinh doanh bánh mì ở quê
Bạn cho rằng kinh doanh bánh mì cần phải ở thành phố, thu nhập cao, đông đúc dân cư?
Không !
Trên thực tế, với mức giá từ 10.000 đồng – 15.000 đồng một chiếc bánh mì thì ngay cả những người làm nông ở quê cũng có thể mua được. Hơn thế nữa, với sự phát triển kinh tế, nhu cầu của người dân càng được tăng cao cùng với đó là bận rộn vì công việc. Thế nên nhu cầu sử dụng những bữa sáng “nhanh- tiện- ngon miệng” như bánh mì thì rất tuyệt vời. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng món bánh mì vào buổi xế chiều hay bữa tối cho mình.
Lí do chúng tôi giới thiệu đến bạn mô hình kinh doanh chẳng mấy xa lạ này là bởi:
Số vốn đầu tư ít:
- 01 chiếc xe đẩy bánh mì giá rẻ : giá tầm 5-10 triệu đồng.
- 10 kg thịt lợn, phần nạc vai: giá 250.000 đồng/ 1kg.
- Các loại nguyên liệu rau, dưa chuột, nước sốt sử dụng trong 1 ngày: 500.000 đồng.
- Máy ép nóng bánh mì Tiross: giá khoảng 950.000 đồng.
- Chi phí tiền gas: 100.000 đồng/ ngày.
- Chi phí mua vỏ bánh mì, bột gia vị, túi nilong,.. : 200.000 đồng/ ngày.
Dễ kinh doanh:
Với những phương tiện phụ kiện cần thiết trên thì bạn chỉ cần cho mình công thức làm bánh mì ngon nữa mà thôi. Có rất nhiều cách để bạn tìm được những cách làm bánh mì ngon trên google, youtube,…Hoặc bạn cũng có thể tham khảo cách làm bánh mì doner kebab đơn giản thơm ngon đúng chuẩn của Quang Huy. Và Cách làm nước sốt bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ cực đơn giản.
Nhanh thu hồi vốn:
Như cách tính ở trên tổng chi phí bạn bỏ ra ở khoảng: 7.500.000 đồng.
Với số nguyên liệu này, trung bình một ngày bạn hoàn toàn có thể bán được 50 – 100 chiếc bánh mì kẹp thịt. Mức giá trung bình là 15.000 đồng/ cái.
Ví dụ 1 ngày bạn bán được 50 cái (thời gian đầu) thì 1 ngày bạn sẽ thu về số tiền là: 50 x 15.000=750.000đ. Trừ đi tiền nguyên liệu thì 1 ngày bạn đã có lãi từ 300.000đ – 400.000đ rồi. So với ở quê, chăn nuôi hay làm đồng thì thu nhập trên của bạn được xếp vào loại khá rồi đấy!
-
Bán các mặt hàng đặc sản của quê bạn:
Như các bạn cũng đã biết thì hiện nay đời sống của con người chúng ta đang ngày càng phát triển. Chính vì thế mà ngay từ ăn uống cũng khác xưa rất nhiều. Không còn thiếu thốn như trước đây nữa. Thay vào đó thì con người tìm đến các món ăn dân dã, mới lạ để thưởng thức. Không chỉ là thức ăn mà các loại thức uống cũng như vậy. Các loại lá cây, thân cây,…được dùng nấu nước để uống. Ngoài vị thơm, đặc biệt của núi rừng thì nó còn có những tác dụng khác như thanh nhiệt cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa chẳng hạn.
Đó chỉ là những ví dụ cơ bản nhất về các món ăn thức uống. Còn thực tế thì có rất nhiều thứ đặc sản ở nhiều vùng miền khác nhau. Và chắc hẳn quê bạn cũng có 1 thứ đặc sản riêng chứ? Hãy vận dụng thật tốt nguồn lợi thế đó để có thể tạo cho mình 1 cơ hội làm giàu bạn nhé!
-
Kinh doanh mặt hàng điện gia dụng
Những thiết bị điện gia dụng là những thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Chính vì thế nếu bạn đang muốn mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ ở quê thì đừng ngần ngại gì mà hãy lựa chọn hình thức kinh doanh này.
Một số thiết bị máy móc phổ biến và rất cần thiết cho những hộ gia đình ở quê đó chính là: máy giặt, bình nóng lạnh, ti vi, tủ lạnh, máy lọc nước … Những thiết bị này phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân. Đặc biệt là ở quê, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, không có nhiều hộ gia đình mở loại hình kinh doanh này nên bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn do không có sự cạnh tranh.
Tuy nhiên để có thể mở một cửa hàng kinh doanh điện máy, điện gia dụng có quy mô, bạn sẽ cần phải đầu tư rất nhiều vốn. Đi kèm với đó là dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng, các chính sách hỗ trợ và khuyến mãi khác.
-
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Với mặt bằng có sẵn là căn nhà ở quê, bạn chỉ cần sửa sang một chút là đã có ngay không gian để mở một cửa hàng tạp hóa ngay tại đây.
Để có thể mở một cửa hàng tạp hóa ở quê thì chi phí cũng không quá đắt đỏ, do bạn không cần phải thuê mặt bằng. Bạn chỉ cần lắp đặt thêm các kệ, giá, … rồi trưng bày các mặt hàng như: bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá, … và những mặt hàng khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.
Mới đầu khi nguồn vốn không quá dư giả, bạn có thể trưng bày một số mặt hàng phổ biến và cần thiết. Sau này khi doanh thu ổn định, bạn có thể bán thêm các mặt hàng mới để tăng doanh thu.
-
Kinh doanh với nghề sửa chữa ô tô, xe máy
Ô tô hay xe máy là những phương tiện đi lại phổ biến của người dân. Mặc dù nhu cầu đời sống ở quê còn nhiều khó khăn, tuy nhiên trong nhà nào cũng có ít nhất là chiếc xe máy để phục vụ nhu cầu đi lại.
Máy móc theo thời gian cũng sẽ hao mòn, chính vì thế việc sửa chữa, bảo hành là rất cần thiết. Đây là cơ hội để bạn kiếm thêm thu nhập nhờ vào việc mở một cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy.
Để có thể thành công trong lĩnh vực này thì bạn cần phải có tay nghề cao, uy tín, … có thể sữa chữa các linh kiện phụ tùng, thay dầu, … Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp thêm với mô hình rửa xe, cũng là một cách để tăng thêm thu nhập.
-
Kinh doanh dịch vụ làm đẹp
Dịch vụ làm đẹp cũng là một trong những loại hình kinh doanh đang “hot” hiện nay. Nếu bạn đã qua một khóa đào tạo về làm tóc, làm nail, spa, … thì đây sẽ là một cách để bạn kiếm tiền rất dễ dàng.
Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ, cũng như cánh đàn ông hiện nay đang ngày càng cao. Vẻ bề ngoài giúp họ tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp, cũng như trong công việc.
Chính vì thế đây sẽ là cơ hội để bạn có thể phát triển, bạn cũng có thể kết hợp thêm với những người cùng chung ý tưởng để cùng nhau kinh doanh.
-
Kinh doanh mỹ phẩm, thời trang
Ngành này đặc biệt phù hợp với các bạn nữ đam mê làm đẹp và có kiến thức chuyên môn về mỹ phẩm. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ở các vùng nông thôn ngày càng tăng nhưng số lượng sản phẩm không nhiều. Khách hàng nông thôn cũng cần những người có thể tư vấn chuyên nghiệp.
-
Kinh doanh phân bón và nông sản
Nếu bạn vẫn còn tham gia vào sản xuất nông nghiệp nhiều ở quê hương của bạn, thì bạn không cần phải ngần ngại tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trên đất nước. Hãy chọn ngay mô hình kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng để có thể kinh doanh mặt hàng này, bạn cần nắm vững một số kiến thức về phân bón. Đầu tiên bạn cần điều tra khu vực mình định kinh doanh có bao nhiêu cửa hàng kinh doanh phân bón? Loại phân bón nào được người dân ưa chuộng?
Đặc biệt, nếu bạn là công ty mới bắt đầu sử dụng nguồn vốn hạn hẹp, hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ và chọn đại lý lớn để cung cấp nhiều loại sản phẩm. Ngoài ra, các nhà phân phối cần xây dựng chính sách tốt để nhập hàng với giá cao, giá cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khu vực.
-
Chăn nuôi với mô hình hiện đại
Nên kinh doanh gì ở nông thôn để đổi mới và nâng cao thu nhập? Bạn có thể ứng dụng các mô hình chăn nuôi hiện đại như: Nuôi chim cút đẻ trứng, nuôi bồ câu thịt, nuôi gà ta thả vườn, nuôi lươn trong bể xi măng,…
Các mô hình chăn nuôi này chỉ cần có diện tích nhỏ, ít vốn và thời gian thu hồi vốn nhanh. Ví dụ như nuôi lươn trong bể xi măng, bạn sẽ không cần ao nuôi có bùn như trước đây. Mô hình này còn có thể nuôi với mật độ cao, dễ chăm sóc, kiểm soát số lượng, dịch bệnh. Đặc biệt là dễ thu hoạch, tránh hoàn toàn tình trạng lươn đao lỗ đi mất như nuôi trong ao bùn.
Lời kết:
Thật khó để những người sinh ra và lớn lên tại thành phố có thể hiểu được cuộc sống khó khăn vất vả ở các cùng quê. Tôi – 1 người sinh ra và lớn lên tại 1 vùng quê nghèo Nghệ An. Chỉ là 1 trong nhiều tỉnh thành nghèo trên cả nước. Tuy nhiên, chẳng ai có quyền được lựa chọn nơi mình sinh ra và lớn lên phải không mọi người. Hãy tự hào về điều đó, vì chúng ta vẫn sống và không ngừng phấn đấu.
Hãy mạnh dạn thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình để phát triển chính bản thân. Để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình bạn. Hay có thể xa xôi hơn nữa đó chính là quê hương của mình nữa, bạn nhé!
Và trên đây cũng chính là nội dung cũng như thông điệp mà tôi muốn gửi tới các bạn. Những người đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh tại chính vùng quê mà mình lớn lên. Kinh doanh nhỏ ở quê và cơ hội làm giàu ư? Tại sao không?
Chúc các bạn luôn tự tin, vững bước và thành công!!!