Mở quán cơm bình dân cần chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm mở quán cơm
Mở quán cơm bình dân là một loại hình kinh doanh đang được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Mô hình kinh doanh này có thể đem lại lợi nhuận rất cao bởi nhu cầu rất lớn. Nếu bạn cũng đang ấp ủ dự định kinh doanh bán cơm bình dân thì hãy tham khảo ngay kinh nghiệm cách mở quán cơm bình dân dưới đây
Cần bao nhiêu vốn để mở quán cơm bình dân?
Số vốn tùy thuộc vào quy mô và địa điểm quán cơm bình dân mà bạn muốn mở. Nếu bạn mở quán cơm bình dân nhỏ ở nông thôn, vùng ngoại thành (ngoại ô) thì vốn chỉ khoảng 25 – 30 triệu đồng. Còn trường hợp mở quán cơm bình dân lớn hay kinh doanh bán cơm bình dân ở trung tâm thành phố (thành phị lớn) thì vốn sẽ cao hơn một chút từ 50 – 70 triệu đồng.
Dưới đây là kế hoạch chi tiết chi phí mở quán cơm bình dân
– Mặt bằng kinh doanh:
Với số vốn nhỏ có thể bỏ ra 3-5 triệu đồng thuê những cửa hàng diện tích 15-20 m2 ở vùng nông thôn, ngoại ô hay trong các ngõ phố. Chi phí thuê mặt bằng có thể cao hơn từ 7 – 10 triệu đồng nếu cửa hàng ở gần trung tâm thành phố.
– Cơ sở vật chất:
Bao gồm các trang thiết bị cần thiết như:
- Đầu tư mua bàn ghế khoảng 5-10 bộ với số tiền 3-5 triệu đồng.
- Tủ bán cơm bình dân hoặc tủ hâm nóng thức ăn đặt trước mặt quán trưng bày các món ăn khoảng 5 – 9 triệu đồng.
- Tủ hấp cơm công nghiệp: thiết bị giúp bạn có thể nấu số lượng 20-100kg gạo / 1 mẻ
- Mua các đồ dùng phục vụ nhu cầu ăn uống như: bát đũa, giấy ăn, hộp đựng gia vị,… khoảng 1,5 – 3 triệu đồng.
– Chi phí dụng cụ nấu ăn như
Nếu bạn kinh doanh buôn bán nhỏ, lượng khách hàng không lớn thì có thể sử dụng nồi cơm điện công nghiệp để nấu cơm. Tuy nhiên, thiết bị này chỉ nấu được số lượng ít <50 suất ăn. Vì thế để tiện lợi hơn thì nên sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp, vừa giúp nấu năng suất cao từ 100 – 300 suất ăn, vừa có thể nấu hấp đa năng. Chi phí sản phẩm này từ 6, 5 – 25 triệu
Chi phí mua xoong nồi để đun nấu 2 – 4 triệu hay mua sắm thêmbếp gas khoảng 1,5 – 3 triệu tùy loại.
– Trang trí quán:
Đối với quán cơm bình dân nhỏ thì bạn có thể mua thêm một vài chậu cảnh hay tranh ảnh hoặc sơn mới lại nhà cửa,…. nhằm tạo cảm giác thông thoáng và sạch sẽ là được.
– Nguyên liệu nấu
Chi phí này sẽ được tính toàn theo ngày để đảm bảo các loại rau củ, thực phẩm sẽ tươi ngon. Số tiền mỗi ngày mua nguyên liệu dưới < 1 triệu đồng
– Chi phí khác:
Ngoài các chi phí kể trên bạn cần phải trả tiền nước, tiền điện và dự trù thêm một khoản chi phí để duy trì hoạt động quán trong gian đoạn đầu khai trương.
Mở quán cơm bình dân cần chuẩn bị những gì
Dưới đây là bảng kế hoạch chi tiết những điều bạn cần phải chuẩn bị trước khi mở quán cơm bình dân. Hãy cùng tham khảo để có thêm thông tin hữu ích
Địa điểm mở quán cơm bình dân
Địa điểm kinh doanh là tác động trực tiếp giúp cho quán cơm bình dân của bạn có thể tiếp cận với nhiều khách hàng nhất có thể.Do đó, tìm địa điểm bán cơm bình dân để bắt đầu kinh doanh rất quan trọng, cần phải khảo sát và tìm hiểu kỹ càng
Khi thuê địa điểm bán hàng bạn nên bám sát các khu vực tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng nhất. Quán cơm bình dân của bạn nên thuê địa điểm ở ngay trên mặt đường gần các khu xí nghiệp, công ty, cổng trường học, bệnh viện
Nếu như số vốn của bạn hạn hẹp không thể thuê tại các mặt đường được thì cũng có thể cân nhắc thuê trong các con ngõ hèm một chút. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo dễ nhìn, dễ tìm thấy và có người qua lại đông đúc một chút
Nguyên liệu thực phẩm
Nguyên liệu thực phẩm là một phần không thể thiếu trong việc bán cơm. Vì vậy, bạn cần khảo sát và tìm địa điểm mua nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ và giá cả hợp lý để đảm bảo chất lượng thực phẩm, đồ ăn ngon nhất.
Trong thời gian đầu mới khai trương tốt hơn hết bạn nên mua thực phẩm theo ngày số lượng vừa đủ để thực phẩm luôn tươi mới, đảm bảo
Dụng cụ thiết bị bán hàng
Bên cạnh nguyên liệu thì dụng cụ bán hàng, hỗ trợ nấu ăn cũng là một phần quan trọng cần chuẩn bị khi mở quán cơm bình dân
Dụng cụ bao gồm bếp, chảo, nồi, xoong, bát đũa và các gia vị khác. Thông thường, bạn sẽ cần đến tủ cơm công nghiệp để hỗ trợ bán nấu cơm nhanh hơn. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng sản phẩm này để hấp các thực phẩm khác
Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị tủ bán cơm bình dân để trưng bày và bảo quản các món ăn đẹp mắt, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Thuê nhân viên bán hàng
Khi mở quán cơm bạn nên thuê thêm 1-2 bạn nhân viên chạy bàn. Để tiết kiệm chi phí thì bạn có thể thuê nhân viên làm việc part-time (theo giờ). Còn nếu bạn cần hỗ trợ cả ngày thì nên thuê nhân viên theo tháng.
Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân hiệu quả
Để giúp bạn nhanh gặt hái thành công chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn “bí kíp” kinh doanh bán cơm bình dân hiệu quả, đông khách tới mua hàng nhất
Xác định đối tượng khách hàng
Bán cơm bình dân đối tượng phục vụ là công nhân, học sinh, sinh viên, người đi làm. Đây là các đối tượng khách hàng tiềm năng nhất. Thông qua việc xác định rõ đối tượng khách hàng này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm địa điểm bán hàng và định giá bán suất ăn
Đảm bảo chất lượng món ăn
Chất lượng món ăn là điều quan trọng giúp bạn thu hút và giữ chân thực khách. Do đó, bạn cần phải đảm bảo yếu tố này. Nếu bạn có năng khiếu trong công việc bếp núc thì vấn đề này sẽ không cần phải đề cập đến. Tuy nhiên, nếu nấu ăn không phải là sở trường của bạn thì bạn nên đầu tư chịu khó học hỏi, tham gia các khóa nấu ăn hoặc thuê đầu bếp để đảm bảo các món ăn luôn ngon nhất
Đa dạng thực đơn cho quán cơm bình dân
Lên thực đơn bán hàng hấp dẫn là điều rất quan trọng khi mở quán cơm. Với một quán cơm có đa dạng các món, thay đổi theo ngày, theo mùa…khách hàng sẽ không bị nhàm chán, cảm thấy hứng thú hơn. Một số món bạn có thể lên trong thực đơn như
- Các món thịt: thịt rang, thịt luộc, thịt hấp, thịt kho, thịt rán…
- Các món cá: cá nấu, cá hấp, cá rán, cá chua ngọt, các kho…
- Các món tôm: tôm xào, tôm hấp, tôm chiên, tôm rang..
- Các món rau: rau muống, rau cải, dưa góp, rau ngót…
- Các món ăn kèm như nem rán, lạc rang…
Định giá bán hợp lý
Đối tượng khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân…mức thu nhập không cao nên bạn cần phải tính toán và định mức giá bán hợp lý, để phù hợp với “hầu bao” khách hàng
Bạn có thể lên mô hình quán cơm tự chọn hoặc theo suất với mức giá từ 25.000 – 30.000 – 35.000 VND.
Trang trí quán cơm
Quán cơm bình dân không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí để trang trí quá cầu ký. Thay vào đó, bạn hãy sắp xếp và bài trí không gian sao cho thoải mái nhất. Làm sao tạo được không gian càng thoải mái, ấm cúng như ăn cơm tại nhà càng tốt
Nhân viên phục vụ nhiệt tình, niềm nở
Để khiến khách hàng hài lòng mỗi khi đến quán cơm của bạn thì chủ quán và nhân viên phục vụ phải luôn niềm nở, nhanh nhẹn và ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống. Đây sẽ là một trong những điều giúp bạn ghi điểm với khách hàng. Và nó cũng sẽ tác động đến việc khách hàng có ghé quán bạn lần tiếp theo hay không
Quảng bá truyền thông
Tận dụng các phương tiện quảng cáo truyền thông miễn phí như Facebook, Instagram, Zalo để chia sẻ về hình ảnh và tin tức quán cơm. Bạn nên cập nhật hình ảnh và video hàng ngày về quy trình nấu ăn, chụp hình các món, khách đến quán để thu hút tương tác
Bên cạnh đó, bạn nên thêm các chương trình khuyến mãi cho khách mới để thu hút họ. Đó có thể là đồ uống miễn phí, miễn phí wifi hay các chương trình ưu đãi khác như đi 4 tính tiền 3, giảm giá 5%
Kết hợp bán cơm online
Mô hình bán cơm online đang là mảnh đất màu mỡ thu hút rất nhiều khách hàng. Vì thế bạn có thể tận dụng cơ hội này để kinh doanh. Với hình thức kinh doanh này bạn có thể lựa chọn 1 hoặc cả 2 cách thức sau như
Tự lập một website hay trang bán hàng trên Facebook, Instagram, Zalo để khách hàng có thể đặt hàng
Hoặc bạn liên kết với các đơn vị giao đồ ăn trực tuyến như now, grapfood, goviet…
Trên đây là chia sẻ về những kinh nghiệm mở quán cơm bình dân thành công cho người mới kinh doanh. Chúng tôi hy vọng những điều này có thể giúp ích đến bạn trong quán trình kinh doanh bán hàng sắp tới.