Cách bảo quản trân châu dẻo, dai dù để qua đêm
Trân châu được sử dụng để làm trà sữa, làm sữa chua rất ngon. Thế nhưng nếu như sau khi nấu trân châu xong mà chúng ta không có phương pháp bảo quản tốt thì chắc chắn sẽ hư hỏng. Vậy nên, trong bài viết này chúng ta sẽ khám phá đầy đủ cách bảo quản trân châu. Các bạn hãy áp dụng để nếu như chế biến món ăn này có thể áp dụng trực tiếp.
1. Tại sao phải bảo quản trân châu?
Trân châu được làm từ một số loại bột, thế nên chắc chắn chúng sẽ hỏng nếu như không được bảo quản cẩn thận. Dù là trân châu đã nấu chín hay trân châu sống thì việc bảo quản này vẫn vô cùng cần thiết.
Hầu hết chúng ta đều sẽ làm một mẻ trân chau đủ nhiều để sử dụng vài ngay. Điển hình như các quán trà sữa thì lượng trân châu nấu ra rất lớn. Khi chúng được bảo quản đúng cách, thời gian sử dụng kéo dài tới 2 – 3 ngày. Như thế, chúng ta sẽ giảm bớt thời gian, đảm bảo hoạt động kinh doanh thuận lợi.
Đặc biệt là với trân châu đã nấu chín, việc bảo quản thực sự phải thận trọng. Nếu làm sai cách chúng sẽ mất đi độ giòn ngon, bị nhớt. Thế nên, để giúp mọi người hoàn thành tốt công đoạn này hãy tham khảo thêm hướng dẫn bên dưới.
2. Cách bảo quản trân châu khô, trân châu chưa luộc
Nếu như các bạn không mua trân châu khô đóng gói sẵn thì có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, chúng ta tự chế biến sẽ không có chất bảo quản. Thế nên việc học cách bảo quản trân châu đúng phương pháp rất cần thiết. Với trân châu khô, ở dạng viên bột các bạn có thể bảo quản như sau:
Cách 1: Dùng túi nilon
Các bạn làm trân châu xong hãy lăn qua chút bột phủ, cho vào một chiếc túi nilong. Sau đó lồng thêm 2, 3 lớp túi nữa và buộc kín miệng túi. Các bạn lưu ý khi buộc phải giảm thiểu tối đa lượng không khí có trong túi ra.
Nếu có túi zip và máy hút chân không thì thật tuyệt. Bạn hãy cho tất cả chân trâu vào đó, dùng máy hút loại bỏ không khí thì vi khẩn sẽ không làm hư hỏng trân châu của bạn. Sau đó, chúng ta chỉ cần để ở nơi tháng và khô ráo.
Cách 2: Dùng hũ thủy tinh
Dùng hũ thủy tinh cũng là một cách bảo quản trân châu lý tưởng cho bạn. Chúng ta dùng một hũ thủy tinh thật sạch, rửa kỹ và lau khô hoàn toàn. Sau đó chúng ta để những hạt trân châu đã làm vào đó, đậy thật kín nắp.
Một mẹo hay cho bạn là dùng một nảnh túi bóng nhỏ, đậy lên miệng hũ rồi mới vặn nắp. Như thế đảm bảo hũ thủy tinh luôn kín không khí.
3. Cách bảo quản hạt trân châu đã luộc
Khác với trân châu sống, việc bảo quản trân châu đã luộc khó hơn một chút. Bởi vì hạt trân châu chín có thể sẽ bị cứng lại sau khi cất trong tủ lạnh.
Nguyên nhân này xảy ra là vì trân châu được làm từ bột năng, bột gạo, bột bắp,… Khi luộc chín chúng sẽ dẻo, dai, mềm nhưng khi để lâu, ở nhiệt độ thấp thì chúng cứng lại, không còn độ dẻo dai ban đầu, thậm chí là hư hỏng.
- Ngay sau khi luộc chín trân châu thì dùng vá vớt ra khỏi nồi, không được để ngâm trong nước nóng.
- Chuẩn bị một thau nước lạnh rồi chúng ta đổ ngay phần trân châu mới vớt đó để làm nguội nhanh, tránh các hạt trân châu dính lại với nhau.
- Dùng vá tiếp tục vớt trân châu khỏi nước lạnh, đợi cho ráo nước triệt để thì cho vào hũ, bảo quản ở môi trường nhiệt độ bình thường.
Tuy nhiên, các bạn nhớ rằng cách bảo quản trân châu đã luộc này chỉ có thể giữ được khoảng 1 ngày. Chúng ta nên nên ăn trân châu để quá lâu vì chất lượng sẽ không như lúc đầu mới làm.
4. Cách bảo quản trân châu đã nấu qua đêm
Còn trong trường hợp bạn muốn để trân châu đã luộc qua đêm mà vẫn giữ được hương vị dẻo, dai thì làm như sau:
- Luộc trân châu trong lửa lớn và hạn chế mở nắp.
- Đến khi các hạt trân châu đã nổi lên mặt nước vì vớt nhanh để ra nước lạnh khoảng 8 phút.
- Cho trân châu vào hộp inox, đậy nắp thật kín. Bọc thêm một lớp túi nilon ở bên ngoài để tăng cường bảo vệ.
- Nếu khi dùng trân châu đã bị cứng thì chúng ta làm nóng lại bằng lò vi sóng.
5. Có nên bảo quản trân châu trong tủ lạnh không?
Những cách bảo quản trân châu trên đều có hiệu quả tốt. Có một sai lầm khá nhiều người mắc phải đó là cất trân châu trong tử lạnh. Mặc dù trân châu sống có thể để trong ngăn mát của tủ lạnh nhưng trân châu đã chín thì không nên.
Trân châu chín để trong tủ lạnh sẽ có hiện tượng “lại bột”. Lúc này trân châu cứng lại, bở tơi nên không thể ăn được. Nếu mang đi luộc lại chắc chắn chúng sẽ biến đổi, thiếu độ dẻo dai.
6. Lời kết
Trên đây là những cách bảo quản trân châu sống và trân châu chín đúng cách. Nếu bạn kinh doang trà sữa, phương pháp này sẽ rất hữu hiệu, giúp giảm thiểu thời gian chế biến. Ngoài ra, các bạn cũng nên mua một chiếc xe trà sữa để công việc kinh doanh dễ dàng hơn.
Xe hiện nay có thiết kế hiện đại, linh hoạt nên sẽ điều chỉnh thuận tiện. Để mua xe liên hệ với Quang Huy qua hotline 037.9377.888