Kinh doanh trà sữa vỉa hè: Chi phí thấp, Lời cao, Ít rủi ro
Kinh doanh trà sữa vỉa hè không tốn mấy phí đầu tư, công setup nhưng hiệu quả bán hàng thì vô cùng ấn tượng. Các mô hình khác có chạy dài cũng không đuổi kịp.
1. Kinh doanh trà sữa vỉa hè hiện nay có tiềm năng không?
1.1 Ưu điểm
- Chi phí thấp
Bán hàng ngoài vỉa hè có thể không mất tiền mặt bằng, hoặc có mất thì cũng không đáng bao nhiêu. Khâu setup hàng quán cũng cực giản tiện nên chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với các cửa tiệm truyền thống, từ 20 – 50 triệu đồng.
- Dễ hút khách
Khi mở cửa tiệm cố định, khách phải bước vào bên trong mới có được đánh giá sơ lược về hàng quán. Đối với quán vỉa hè, mọi chi tiết đều được show rõ giữa thanh thiên bạch nhật. Khách tiếp cận trực tiếp với đồ uống quan tâm nên bị thu hút bởi tạo hình, mùi hương rất dễ đưa ra quyết định chốt đơn.
- Bày bán linh hoạt
Khi kinh doanh vỉa hè, bạn có thể cắm chốt ở 1 nơi hoặc thay đổi điểm bán linh hoạt tùy vào điều kiện thời tiết, thời điểm trong ngày. Sao cho hạn chế tối đa rủi ro, tương tác với nhiều KH nhất có thể. Nếu so sánh về tính linh hoạt thì bán trà sữa vỉa hè có thể ăn đứt mô hình buôn bán truyền thống.
1.2 Nhược điểm
- Khó chọn địa điểm
Vỉa hè vốn là nơi đi bộ của người tham gia giao thông nên chế tài kiểm soát thường khá khắt khe. Để lựa được 1 điểm bán hợp pháp, được đồng ý bởi cơ quan chức năng là điều chẳng hề dễ dàng chút nào.
- Tỷ lệ cạnh tranh cao
Không phải mình bạn phát hiện ra độ hấp dẫn của mô hình kinh doanh này. Rất nhiều cửa tiệm đã và đang vận hành theo cách thức trên. Nếu dấn thân vào thì chắc chắn sẽ đối diện với cơn bão cạnh tranh cực gay gắt. Nếu thiếu kinh nghiệm, kỹ năng có thể “rớt đài” chỉ sau vài tháng khởi nghiệp.
✔️✔️✔️ XEM THÊM: Các mô hình quán trà sữa thành công
2. 10 Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè ít vốn, lời cao
Mặc dù thị trường kinh doanh trà sữa vỉa hè có nhiều “cá mập”. Nhưng bạn cũng chẳng phải là đối thủ dễ xơi nếu biêt những kinh nghiệm đáng giá dưới đây.
2.1 Thăm dò thị trường khu vực
Việc thăm dò thị trường là nhằm 3 mục đích “cầm trịch”, đó là:
- Đánh giá xem thị trường đã bão hòa hay chưa, đâu là khu vực tiềm năng có thể triển khai mô hình này
- Xác định xu hướng, thị hiếu khách hàng để tối ưu menu, phong cách decor hàng quán sao cho tương thích với nhu cầu
2.2 Xác định tệp khách tiềm năng
Việc hiểu KH tiềm năng sẽ giúp hành trình kinh doanh trở nên rõ ràng, phát huy hiệu quả hơn gấp bội. Không bị lan man, sa đà vào những việc làm vô ích. Nếu muốn “đánh mạnh” vào giới trẻ thì cần bắt trend cả về hình thức lẫn hương vị, topping trà sữa đi kèm.
Giá thành cũng cần deal ở mức hợp lý để dễ tiếp cận đối tượng này hơn. Đặc biệt, đừng quên chú trọng đến khâu trang trí hàng quán để chiều chuộng sở thích check-in của các thượng đế.
2.3 Lên kế hoạch kinh doanh cụ thể
1 Plan bài bản sẽ vẽ ra toàn cảnh tiến trình kinh doanh của bạn. Từ khâu setup cho tới các mục tiêu lớn nhỏ và con đường chinh phục những mục tiêu đó. Nhờ vậy, chủ tiệm sẽ không phải vừa đi vừa dò đường như khi khởi nghiệp một cách mò mẫm.
2.4 Chọn điểm bán thích hợp
Khi bạn đã tối ưu mọi phương diện nhưng chọn sai điểm bán thì hàng quán vẫn vắng tanh, dù bạn có cố gắng đến cỡ nào. Vậy nên, đây là vấn đề mà chủ kinh doanh cần đặc biệt chú trọng.
Theo đó, hãy ưu tiên những điểm bán ở nơi đông dân cư. Có xác suất bắt gặp KH tiềm năng cao và tiện cho việc giao thương. Ngoài ra, cũng cần xét đến chi phí, sự tương thích về mặt phong thủy với người mở tiệm.
2.5 Liên kết đối tác cung cấp nguyên liệu
Khi chọn đối tác bán nguyên liệu, cần dành nhiều thời gian để đánh giá họ trên nhiều phương diện. Đặc biệt là lắng nghe ý kiến của người đi trước để xem đơn vị ấy có phải là lựa chọn ngon ăn không.
Nên nhớ điều kiện vàng cần phải thông qua là làm ăn minh bạch, rõ ràng. Có cam kết, hợp đồng và quy trách nhiệm cho từng bên. Thêm nữa, hàng phải đảm bảo tươi ngon, sạch sẽ, giá mềm. Có thể cung cấp lâu dài, ổn định qua thời gian.
2.6 Đầu tư xe đẩy trà sữa đẹp, độc đáo
Mô hình kinh doanh cổ truyền có rất nhiều điểm để tạo nét như: bảng biển to oành, không gian phòng ốc, bàn ghế đẹp lung linh. Còn mô hình này chỉ có 1 nhân tố giữ vị trí host, đó chính là xe bán trà sữa. Do đó, nếu muốn làm tăng độ tương tác với người qua lại, bạn cần tối ưu hình thức xe, đảm bảo hợp xu hướng. Đẹp mắt nhưng vẫn mang cá tính riêng, chỉ cần khách nhìn lướt qua cũng đủ gây thương nhớ.
2.7 Trang trí khu vực bày bán nổi bật
Khi mở quán trà sữa ở vỉa hè, hầu hết các cửa tiệm đều setup đồ dùng rất đơn giản.
Vậy nên, bạn có thể chơi trội bằng cách đầu tư mạnh tay hơn cho không gian phục vụ. Ví dụ sử dụng hệ đèn chiếu sáng bắt mắt, standee sinh động, 1 góc decor dành riêng cho việc check-in hoặc dùng bàn ghế có tông màu cực nổi.
2.8 Hoàn thiện thủ tục kinh doanh pháp lý
Khi kinh doanh trên vỉa hè mà không được sự cho phép của cơ quan chức năng thì mọi việc sẽ vô cùng bất tiện và khó khăn. 1 là phát sinh tâm lý bất an, sợ sệt. 2 là phải “chạy loạn” và gián đoạn kinh doanh mỗi khi có người “vi hành”. Đặc biệt là làm lỡ cuộc vui của KH, khiến họ có ấn tượng xấu và dần dà không còn lui tới thường xuyên nữa.
2.9 Tạo dựng menu đa dạng thức uống
Trà sữa có nhiều phiên bản, 1 số tín đồ chỉ trung thành với 1 loại đồ uống nhất định.
Do đó, nếu bạn lên menu nghèo nàn thì sẽ khó chạm đến những KH tiềm năng, doanh số cũng vì thế mà bó hẹp đi đáng kể. Đó là chưa xét đến việc lệ thuộc phần nhiều vào 1 loại đồ uống, 1 nhóm KH nào đó có thể khiến hành trình kinh doanh đi vào ngõ cụt.
2.10 Quảng bá quán trên đa phương tiện
Mặc dù, việc tương tác của quán trà sữa vỉa hè với khách qua đường là rất tốt nhưng không thể so bì với hiệu ứng lan tỏa đến từ nhiều cách thức truyền thông khác. Bên cạnh việc làm đẹp cho hàng quán mà PR offline, bạn hãy lập page và cập nhật hình ảnh, hoạt động của quán trên facebook. Sau đó “đá” sang cả Tiktok, Instagram, Youtube để triệu hồi được nhiều KH tiềm năng nhất có thể.
3. 3 lưu ý quan trọng giúp tăng độ cạnh tranh cho quán
Nếu làm tốt 3 điều dưới đây, đảm bảo hàng quán sẽ không “ngán” bất cứ đối thủ nào trong mọi cuộc cạnh tranh.
3.1 Cập nhật các xu hướng mới
Trà sữa là đồ uống dành cho giới trẻ, đối tượng cực năng động, bắt trend cực tốt. Nếu muốn phục vụ nhóm đối tượng này cũng cần phải “đu” theo để đồ uống, hàng quán của bạn có thể lọt vào mắt xanh của họ. Khi đó thì việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Câu trả lời là tích cực tham khảo MXH, thăm dò ý kiến, làm bạn với khách để có thể nắm bắt tốt xu hướng, thị hiếu của họ.
3.2 Dự phòng khi thời tiết xấu
Do kinh doanh ngoài trời nên khi thời tiết xấu, việc bán hàng có thể ngừng trệ hoặc bất hoạt hoàn toàn. Để đối phó với vấn đề trên, bạn cần duy trì thói quen xem dự báo thời tiết. Tùy vào tình hình thực tế mà có thể giảm bớt lượng nguyên liệu chuẩn bị hoặc setup thêm ô lớn, mái che để hạn chế sức ảnh hưởng của ngoại cảnh.
3.3 Kết hợp bán hàng online
So với kinh doanh offline, bán hàng online âm thầm nhưng doanh số có thể vượt xa mong đợi của bạn. Nếu triển khai mô hình này, bạn có thể tiếp cận khách trong bán kính 20- 30km. Đặc biệt với những khách ruột vì bận bịu không có thời gian ghé quán, họ cũng có thể book hàng trực tuyến để thỏa cơn thèm. Như vậy cơ hội gia tăng doanh số khi kinh doanh trà sữa vỉa hè có thể nhân lên gấp bội.