Skip to main content

3 Cách Làm Bánh Mì Rỗng Ruột: Bông mềm, Giòn, Ngon #1

87 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (1 bình chọn)

Cách làm bánh mì rỗng ruột được xem là 1 trong những kỹ thuật đỉnh cao trong quy trình chế biến món ăn quốc dân này. Thế nhưng khi tìm hiểu sâu sẽ nhận ra công thức trên không hề phức tạp như mình vẫn nghĩ.

1. Bánh mì rỗng ruột mềm xốp, tiết kiệm nguyên liệu, chi phí

Trước tiên, cần phải nói rằng bánh mì ruột rỗng được hiểu là loại bánh có phần ruột siêu bông xốp với rất nhiều lỗ khí. Chứ không phải sản phẩm chỉ có 1 khoang trống lớn nằm ở tâm bánh. Vậy khi làm bánh theo cách này, bạn sẽ nhận về điểm lợi gì?

lợi ích khi làm bánh mì rỗng ruột

  • Nâng cao chất lượng món: Bánh càng bông xốp, nhiều lỗ khí thì càng mềm thơm, dễ ăn. Kể cả thưởng thức chay cũng ngon chứ đừng nói kết hợp cùng nhiều topping khác.
  • Tiết kiệm nguyên liệu và chi phí đầu vào: Khi có chứa nhiều lỗ khí cũng có nghĩa là cùng 1 thể tích bánh nhưng lượng nguyên liệu sử dụng sẽ ít hẳn đi. Khi đó, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá nguyên liệu cho khâu hoàn thiện. Chi phí đầu vào cũng được tối ưu triệt để.
  • Hỗ trợ việc tạo phom bánh: Không gian trống bên trong mỗi lỗ khí sẽ giúp bánh có tạo hình đầy đặn, tròn trịa, tự nhiên hơn so với các dòng bánh khác.

 ➥➥➥CLICK XEM: Cách làm bánh mì chả cá ngon

2. 3 cách làm bánh mì rỗng ruột trong xốp ngoài giòn an toàn tại nhà

Không cần phải có nhiều kinh nghiệm hay kỹ thuật gì cao siêu, bạn vẫn có thể lên phom bánh nếu nương theo 3 công thức chất lừ dưới đây:

làm bánh mì rỗng ruột

2.1 Cách làm bánh mì rỗng ruột bằng bột mì

Đây là cách làm truyền thống và cũng là công thức được nhiều người “rỉ tai” nhất. Thành phẩm được bày bán rộng rãi trên tủ bánh mì inox. Do được làm từ bột mì nên bánh rất dễ tạo khí. Phần ruột bông mềm mà bên ngoài vẫn giòn tan, thơm ngọt, cắn miếng nào là “sướng đời” miếng đó.

Nguyên liệu:

  • Bột mì: 5 lạng
  • Nước 40 độ: 200ml
  • Men nở: 7-8g
  • Muối tinh: 5g

nguyên liệu làm bánh mì rỗng ruột bằng bột mì

Cách thực hiện: 

  • Cho nước vào âu lớn, thêm men nở, khuấy đều. Để cho đến khi bọt sủi kín mặt nước thì rưới dung dịch men này vào bột, thêm muối rồi nhào đều tay.
  • Cho bột ra 1 chiếc thớt to hoặc mâm lớn. Sau đó, dùng đệm thịt dày của bàn tay để trượt bột xa khỏi điểm bắt đầu (không ấn xuống dưới). Lặp lại 5-10 lần thao tác này rồi gập đôi và xoay theo hướng vuông góc để lặp lại chu trình trên. Thực hiện xen kẽ các bước này cho đến khi đủ 15′ thì dừng lại. 
  • Ủ bột trong 1h ở nơi kín gió trong điều kiện phòng, sau đó chia nguyên liệu thành 8 phần. Mỗi phần hãy lăn tròn để tạo hình trụ rồi vê gọn đầu, làm phình chính giữa để tạo hình thành phẩm. Tiếp theo, ủ trong 30′ trước khi bắt đầu gia nhiệt.
  • Set nhiệt của lò nướng ở mức 230 độ C, sau đó khứa nhẹ 1 đường dọc theo chiều dài bánh rồi cho vào khay. Xịt nước rồi luồn khay vào lò. 
  • Sau khoảng 7′, bạn nên ngắt kết nối điện để xịt nước thêm. Sau đó, tiếp tục nướng nguyên liệu trong 15′ nữa là đạt.

bánh mì rỗng ruột thành phẩm

2.2 Hướng dẫn làm bánh mì rỗng ruột bằng bột gạo

Trong trường hợp không muốn dùng bột mì vẫn có thể tạo ra thành phẩm “xịn đét” bằng bột gạo. Trong công thức này, bạn có thể gia giảm thêm trứng, bơ nhạt, sữa không đường để tăng thêm độ xốp mềm của thành phẩm. 

Nguyên liệu:

  • Bột gạo Bắc Thơm: 3g
  • Sữa không đường: 1 hộp 180ml
  • Men nở: 6g
  • Đường tinh: 40g
  • Trứng gà ta: 1 quả
  • Muối tinh: 3g
  • Bơ lạt: 50g

nguyên liệu làm bánh mì rỗng ruột từ bột gạo

Cách thực hiện:

  • “Mix” bột gạo với muối, đường trong bát lớn, trộn đều. Sau đó, thêm trực tiếp men nở, đảo trộn để men nở tiếp xúc với các thành phần khác.
  • Làm chảy bơ lạt, trộn thành phần này với sữa tươi và trứng đánh tan. 
  • Tiếp đến, thêm từ từ dung dịch bơ trứng vào rồi trộn kỹ. Nhồi đều tay cho đến khi kéo nguyên liệu ra tạo thành dải dẻo mịn, ấn vào có độ đàn hồi là đạt yêu cầu.
  • Phết chút dầu lên bề mặt nguyên liệu, sau đó bọc kín và đem ủ trong 1h. Khi thấy bột “phì đại” thể tích lên gấp đôi thì chia thành 4-5 phần. Tạo hình thành phẩm y chang mẫu bánh truyền thống.
  • Nướng bánh trong 20′ ở nền nhiệt 180 độ C. Nếu muốn thành phẩm có màu đồng nhất bạn có thể chia đôi thời gian để lật ngược mặt nguyên liệu.

bánh mì rỗng ruột bằng bột gạo

2.3 Mẹo làm bánh mì rỗng ruột bằng bột chua

Bột chua là nguyên liệu nghe khá “lạ tai”, về bản chất đó chính là axit chanh. 1 loại axit yếu có khả năng kết hợp với muối nở (baking soda) để tối ưu hiệu quả làm phồng nguyên liệu (sinh khí CO2). Nhờ vậy mà khi áp dụng công thức này, hiệu quả làm rỗng ruột là vô cùng ấn tượng. Hương vị của thành phẩm cũng không hề tầm thường chút nào.

Nguyên liệu:

  • Bột chua: 50g
  • Men nở: 5g
  • Muối nở: 10g
  • Bột mì dai: 300g
  • Nước ấm: 180ml
  • Muối tinh: 3g

bột chua làm bánh mì rỗng ruột

Cách thực hiện:

  • “Mix” 1/3 lượng nước ấm với men nở đến khi sủi bọt. 2/3 lượng nước còn lại dùng để hòa tan bột chua và muối nở. Giữ nguyên trạng thái của 2 hỗn hợp này trong thời gian tối thiểu 30′.
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy chuyên dụng, đánh cho nhuyễn mịn. Thành phẩm tạo ra đem ủ trong 60′ là đạt.
  • Phân bột thành những phần “y chang” nhau, mỗi phần tương ứng với 1 chiếc bánh, đem ủ lần 2 trong 30′
  • Tạo hình bánh theo mong muốn, có thể rạch bề mặt để bánh căng phồng hơn khi chín. Sau đó, xịt đẫm nước bề mặt rồi nướng vàng trong 20′ ở nền nhiệt 200 độ C. 

bánh mì rỗng ruột làm từ bột chua

3. Mẹo chế biến bánh mì rỗng ruột ngon như ngoài hàng

3.1 Tuyển chọn nguyên liệu đạt chuẩn

Những thành phần nguyên liệu làm nên món dù dùng với lượng ít hay nhiều cũng tuyệt đối không nên xem nhẹ. Bột cần chọn hàng mới, đóng gói cẩn thận, hạn dùng còn xa, ngửi có mùi thơm. Thành phần nguyên bản, không pha lẫn tạp chất.

Men nở lựa loại uy tín, vì nếu nấm men không hoạt động thì quá trình sinh lỗ khí cũng không thể xảy ra. Đến cả nhiệt độ nước pha bạn cũng cần coi trọng. Vì nền nhiệt lý tưởng cho hoạt động của nấm men là khoảng 40 độ C. Nước lạnh sẽ làm chậm quá trình lên men, còn nước nóng sẽ giết chết loại VSV này.

3.2 Chú trọng tỷ lệ và thứ tự trộn bột

Tỷ lệ và thứ tự trộn bột không chỉ quyết định hương vị món mà còn chi phối cả hiệu quả lên men của thành phẩm.

trộn bột bánh mì theo tỷ lệ chuẩn

Nếu làm “lệch pha” so với hướng dẫn thì chất lượng bánh có thể không được như mong đợi. Do đó, không nên bất cẩn, cũng không nên sáng tạo trong công đoạn này. Tuân thủ đúng hướng dẫn đã được đúc kết từ nhiều chuyên gia.

3.3 Tạo hình bánh mì theo sở thích

Bạn không nhất thiết phải tạo hình bánh như kiểu truyền thống. Tùy vào nhu cầu, sở thích và năng khiếu cá nhân mà lên phom thành phẩm. Bởi điều này không làm ảnh hưởng đến hương vị, độ thơm ngon của bánh làm ra. Chỉ cần lưu ý 1 điều là khi nặn hình bánh, tuyệt đối không nhấn xuống. 

3.4 Căn nhiệt độ nướng bánh phù hợp

Tùy vào công thức bánh mà bạn chọn nền nhiệt phù hợp để làm chín nguyên liệu. Tuy nhiên, có thể khái quát 1 vài điểm chung là “fix” nền nhiệt trong ngưỡng 180-230 độ C. Thời gian nướng bánh dao động từ 15-20p. Trước khi nướng có thể xịt nước để tăng độ mềm ẩm của thành phẩm.

căn chỉnh nhiệt độ nướng bánh mì

Nếu nặn bánh lớn hoặc bé hơn kích cỡ trung bình thì hãy điều chỉnh nền nhiệt, thời gian theo tỉ lệ thuận để tối ưu kết quả nhận về.

Bây giờ thì bạn đã có tới 3 cách làm bánh mì rỗng ruột để có thể áp dụng ngay mỗi khi cần. Bây giờ thì hãy lưu lại và chờ ngày “trổ tài” nhé!

Nguồn: Xe đẩy bánh mì Doner Kebab Quang Huy

Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn để nhận ngay ưu đãi lớn

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn!

Hệ thống phân phối
Hà Nội

Địa chỉ: Số 368 Trần Điền - Định Công - Hoàng Mai

Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến - Phương Đông - Uông Bí

Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 827/8 Hà Huy Giáp - Phường Thạnh Xuân - Quận 12

Thái Bình

Địa chỉ: Đối diện UBND xã Vũ Hoà - H.Kiến Xương

Đồng Nai

Địa chỉ: 1066- QL 51 Tổ 3 - Ấp Đồng - Phước Tân - Biên Hòa

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay