Tuyệt tác nước ép dứa thanh mát, giúp giữ dáng tuyệt vời
Dứa là loại quả rất quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Loại quả này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như ăn trực tiếp, có thể dùng để làm nguyên liệu trong các món ăn hoặc làm nước ép. Nước ép dứa vừa thơm ngọt vừa có lợi cho sức khỏe chính là lựa chọn hoàn hảo.
Sau đây Xe Bánh Mì Quang Huy xin chia sẻ với bạn cách làm nước ép dứa đơn giản tại nhà. Hãy lưu lại thông tin này và làm thức ống bổ dưỡng mát lành cho cả nhà nhé.
1. Nước ép dứa giảm cân, đẹp da
Nước ép dứa là một trong những thức uống có lợi cho sức khỏe và rất thơm ngon. Dứa có nhiều tác dụng giúp giảm cân và làm đẹp nếu sử dụng đúng cách.. Dưới đây là những lợi ích bạn cần biết:
>>> XEM THÊM: Bật mí cách làm nước ép mận vừa healthy lại cực nhanh chóng
- Giảm cân: Quả thơm thường có ít calo và chứa nhiều chất xơ. Vì vậy mà giúp cơ thể giảm cảm giác đói, giúp kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều kali giúp duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể.
- Làm đẹp: Quả thơm chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và E giúp giữ cho làn da khỏe mạnh và trẻ trung. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều khoáng chất như magie, canxi và kali giúp duy trì độ ẩm cho da.
2. Cách làm nước ép dứa siêu đơn giản
Chúng ta đều biết vai trò của việc bổ sung loại quả này vào trong khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày. Để tiện lợi hơn, các bạn hãy chế biến dứa thành nước ép theo các bước sau đây.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Để có ly nước ép thơm ngon thì bạn cần phải biết cách chọn nguyên liệu chuẩn. Khi chọn dứa bạn nên chú ý đến phần mắt. Mắt càng to càng đều thì chứng tỏ quả càng tươi. Đặc biệt khi ngửi phải có mùi thơm ngào ngạt, như vậy chứng tỏ quả đã chín và sẽ ngọt hơn.
Cụ thể, các nguyên liệu để hoàn thành 1 cốc nước ngon từ dứa bao gồm:
- Nước đường: 30ml.
- Siro chanh: 10ml.
- Muối: 1gam.
- Dụng cụ làm nước ép: Máy ép, ray lọc, ly, thìa…
2.2. Ướp dứa
Dứa sau khi được sơ chế sẽ được ướp với nước đường. Điều này sẽ giúp cho ly nước ép giữ được màu vàng tươi và bớt đi vị chua. Bạn hãy ướp trong khoảng từ 10 đến 15 phút trước khi ép.
2.3. Ép nước cốt dứa
Bỏ phần nguyên liệu sơ chế đã ướp vào trong máy ép, thêm 10ml nước siro chanh, 1 đến 2 hạt muối nhỏ. Cho nước cốt chanh sẽ giúp nước ép có vị thanh và đỡ chua hơn. Sau đó bật máy ép và để nước cốt chảy qua rây lọc. Điều này tránh cặn bã rơi vào trong.
>>> GỢI Ý cho bạn: Cách làm nước ép nho nguyên chất thơm ngon, bổ dưỡng
2.4. Lắc nước ép dứa với đá
Cho nước cốt ra một chiếc ly, bỏ thêm vài viên đá lạnh là bạn có thể sử dụng. Nếu còn nhiều vị chua thì bạn có thể bổ sung thêm nước đường. Như vậy bạn đã có một ly nước ép quả dứa với màu vàng bắt mắt. Hương thơm đặc trưng và có vị ngọt thanh sẽ khiến bạn thích thú khi thưởng thức.
3. Nước ép dứa để được lâu không?
Nước dứa có thể để vào hộp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh. Làm như vậy sẽ giúp bạn bảo quản trong vòng 2 đến 3 ngày. Thế nhưng để nước ép giữ được hương vị thơm ngon thì bạn nên sử dụng ngay sau khi ép. Vì thời điểm vừa ép xong sẽ thơm ngon và còn nguyên dưỡng chất.
>>> XEM NGAY: Bật mí 5 cách làm nước cam ép thanh mát, nguyên chất
4. Thời điểm lý tưởng uống nước ép từ trái dứa
Dứa là loại quả rất dễ sử dụng. Chính vì vậy mà sử dụng loại nước ép này tại bất cứ thời điểm nào trong ngày. Thế nhưng, tùy vào mục đích và thói quen mà bạn có thể sử dụng nước dứa vào những thời điểm khác nhau.
Thời điểm uống nước dứa tốt nhất là vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn chính. Uống nước ép vào buổi sáng có thể giúp tăng cường độ ẩm cho cơ thể sau đêm dài. Nước dứa cung cấp năng lượng và chất xơ cho cơ thể. Trước bữa ăn chính, uống nước ép dứa có thể giúp giảm cảm giác đói, giảm cường độ cảm giác người ăn. Điều này giúp bạn tạo cảm giác no và giúp giảm cân hiệu quả hơn.
Nước ép dứa cũng có thể được sử dụng để giải khát bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, tránh uống quá nhiều nước ép vào ban đêm. Uống nước dứa vào ban đêm có thể gây khó chịu và khó ngủ do tác dụng kích thích của loại quả này.
5. Những người không nên uống nước ép dứa
Mặc dù nước dứa là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng những trường hợp sau cần chú ý khi không nên sử dụng thường xuyên và quá nhiều:
- Người bị đau dạ dày: Dứa có tính chất axit và có thể gây kích thích hoạt động của dạ dày. Đặc biệt là đối với những người có vấn đề và bệnh lý về dạ dày.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Nhiều trường hợp quả dứa gây ra buồn nôn đau bụng, đau dạ dày. Chính vì vậy mà phụ nữ đang mang bầu nên tránh uống quá nhiều nước dứa trong những ngày đầu thai kỳ.
- Người bị dị ứng : Người dị ứng với dứa không nên sử dụng nước ép từ loại quả này.
>>> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn làm nước ép cóc và kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả
6. Kết luận
Nước ép dứa được coi là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ có vậy đây còn là nước uống giải khát rất thơm ngon hấp dẫn. Thế nhưng để làm nước ép từ quả dứa rất đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Chúc các bạn thành công với ly nước dứa thơm ngon hấp dẫn.
Xe nước ép hoa quả sẽ là phương tiện cần thiết cho những ai muốn kinh doanh các sản phẩm đồ uống tương tự. Chúng ta chọn mẫu xe thích hợp để làm nước uống nhanh hơn, ngon hơn.