10 Kinh nghiệm kinh doanh nước ép trái cây: Lãi cao, Vốn ít
Kinh doanh nước ép trái cây chỉ thực sự tiềm năng khi bạn có thể bao quát tất cả hạng mục quan trọng. Và để nâng cao cơ hội thành công với mô hình này, hãy note ngay những thông tin hữu ích dưới đây bạn nhé!
1. Tình trạng kinh doanh nước ép trái cây Người lãi – Kẻ lỗ
Kinh doanh nước ép trái cây là 1 trong những ý tưởng cực Hot dành cho những ai đam mê bán hàng. Tiềm năng của mô hình này thể hiện qua 1 số phương diện đặc biệt sau:
- Nhu cầu cao, khách càng ngày càng yêu thích các loại nước ép, vì vừa thơm ngon, vừa “healthy”.
- Chi phí thấp, chỉ 8-15k tiền nguyên liệu nhưng giá bán có thể lên tới 40-50k/suất. Lợi nhuận trên đơn giá là vô cùng ấn tượng.
- Thị trường vẫn chưa bão hòa, bạn hoàn toàn có thể xen vào cuộc đua nếu đủ năng lực.
Bên cạnh những ưu thế thì gợi ý trên cũng tồn tại 1 số vấn đề bất cập như. Điển hình là sức cạnh tranh cao, nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc do nguyên liệu là hàng tươi sống. Đặc biệt là nếu không bán hết thì rau củ quả có thể hư hỏng chỉ sau vài ngày mua sắm.
➽➽➽ XEM THÊM VỀ CÁC: Mô hình kinh doanh nhỏ
2. 10 kinh nghiệm mở quán nước ép hoa quả thành công
2.1 Nghiên cứu tiềm năng của thị trường
Trước khi chốt địa điểm kinh doanh, cần nghiên cứu qua thị trường để xem khu vực ấy có thực sự ổn hay không. 1 thị trường tiềm năng cần hội tụ “full” những tiêu chí:
- Ít đối thủ mạnh
- Dân số đông và tỉ lệ bắt gặp KH tiềm năng (có nhu cầu) ở mức cao.
Khi bắt đầu, nên thăm dò đối thủ để xem họ mạnh hay yếu ở khoản nào. Ngoài ra, nhận diện được KH tiềm năng cũng giúp bạn có thêm căn cứ để điều chỉnh menu, decor hàng quán sao cho phù hợp.
2.2 Cân nhắc mô hình quán nước ép
Khi triển khai ý tưởng này, bạn có thể chọn 1 trong 3 mô hình thường gặp là bán hàng lưu động, mở tiệm cố định, mở quán vỉa hè. Việc chốt mô hình nào lệ thuộc chủ yếu vào ngân sách hiện có.
Nếu tiền bạc dư dả, hãy bắt đầu bằng mô hình truyền thống. Tuy nhiên, nếu chỉ có 10 triệu thì việc kinh doanh trên xe đẩy mới là gợi ý “perfect”. Đừng xem thường nhé, mô hình bình dân này có thể đem đến cho bạn lợi nhuận cao hiếm có đấy.
2.3 Chuẩn bị sẵn vốn kinh doanh
Khi đã xác định được mô hình kinh doanh mình cần nhắm tới, bạn sẽ bước sang giai đoạn chuẩn bị vốn. Số vốn chuẩn bị cần bao quát “full” 3 hạng mục chính: tiền setup ban đầu, tiền vận hành trong tối thiểu nửa năm, tiền dự trù trường hợp phát sinh.
Nếu đã trang bị đủ thì không sao, nếu cần vay mượn thì làm càng sớm càng tốt. Khi vay hãy lên cam kết rõ ràng với ngân hàng hoặc đối tác để tránh phiền hà về sau nhé!
2.4 Mua sắm dụng cụ, máy móc cần thiết
Sắm càng đủ các đồ dùng, máy móc thì càng tiện cho việc chế biến, bán hàng. Trong đó, có 2 đại diện đóng vai trò cầm trịch là xe nước ép và máy ép. Với xe nên chọn hàng được làm bằng inox xịn sò, decal sống động sắc nét để tăng hiệu ứng truyền thông.
Với máy ép nên chọn loại bền để sử dụng lâu dài. Nếu tài chính cho phép thì hãy đầu tư máy ép chậm vì chúng giữ lại được nhiều dưỡng chất và vitamin nhất.
2.5 Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh có thể chi phối đến 50% khả năng thành công khi khởi nghiệp. Nếu lựa nơi heo hút, vắng người thì dù chất lượng món, truyền thông tốt đến mức nào vẫn ít khách.
Ngược lại, khi lựa điểm bán ở nơi đông đúc, nhiều người qua lại thì việc kinh doanh sẽ như hổ chắp thêm cánh. Ngoài yêu cầu đặc biệt này, bạn đừng quên xem xét qua mức giá, khả năng cho thuê lâu dài để được lợi về nhiều phương diện nhé!
2.6 Thiết lập & định giá menu
Việc thiết lập và định giá menu cần căn cứ vào 4 vấn đề.
- Thứ nhất là năng lực chế biến của bạn.
- Thứ hai là số tiền bỏ ra để lên món.
- Thứ ba là khẩu vị khách hàng.
- Thứ tư là khả năng chi trả của họ.
Việc cân đối giữa những phương diện này là điều không dễ dàng. Nhưng nếu làm tốt, bạn sẽ “bắt sóng” khách cực tốt, việc kinh doanh cũng nhờ vậy mà thuận lợi hơn.
2.7 Thuê nhân viên phụ giúp bán hàng
1 tay bạn không thể đảm đương tất thảy mọi công việc từ lớn đến nhỏ. Vậy nên, nếu muốn triển khai mô hình kinh doanh chuyên nghiệp thì đương nhiên phải thuê nhân viên.
Khi tuyển dụng, hãy chú ý đến kinh nghiệm, thái độ, cách ứng xử giao tiếp và cả ngoại hình của họ. Việc đào tạo nhân sự trước khi bắt đầu là rất cần nếu muốn tạo nên sự đồng bộ. Nếu như bạn chỉ bán hàng trong 1 thời điểm nhất định thì thuê bán thời gian là lựa chọn phù hợp nhất.
2.8 “Tác chiến” cùng kế hoạch marketing
Việc thiết lập và triển khai kế hoạch marketing sẽ giúp mô hình kinh doanh của bạn vươn ra biển lớn. Nghe thì có vẻ to tát nhưng hãy bắt đầu từ những điều đơn giản, nhỏ bé như: setup hàng quán sao cho dễ tạo thiện cảm với KH.
Ngoài truyền thông offline, hãy triển khai cả marketing online để nhân gấp bội lượng KH tương tác. Nên nhớ, càng đa kênh trong việc tiếp cận khách thì sức lan tỏa về hình ảnh của thương hiệu sẽ càng lớn.
2.9 Chớp lấy 1 số xu thế hiện hành
Trong mỗi thời điểm sẽ luôn có sự xuất hiện của 1 vài xu thế thịnh hành, được KH đặc biệt quan tâm. Nếu bạn “bắt trend” tốt thì cơ hội bán hàng sẽ rất cao. Điều này lại càng cho thấy thăm dò thị trường là điều đặc biệt ý nghĩa.
Muốn nhận diện trend sớm, hãy tham khảo các diễn đàn đồ uống lớn để có thêm thông tin. Ngoài ra việc vào tiktok, facebook để tìm trend cũng là ý tưởng không tồi chút nào.
2.10 Kết hợp kênh bán nước ép online
Mục đích của việc marketing, truyền thông là gia tăng lượng KH chốt đơn SP. Thế nhưng việc bán offline lại không thể đảm bảo được nhu cầu của KH xa. Vậy nên bán hàng online được xem là giải pháp tối ưu và hợp xu thế của thời đại. Khi bán online, cùng với việc lập page bạn cần update thường xuyên hoạt động của hàng quán để gây chú ý với người quan tâm.
Ngoài ra còn phải liên kết với các bên ship hàng để kết nối với người bán. Nếu đủ năng lực chế biến, bạn có thể đẩy mạnh quảng cáo để gia tăng đơn hàng chốt theo con đường trực tuyến.
3. 3 bí quyết để đời giúp việc kinh doanh nước ép phát triển, không lo lỗ
3.1 “Không chôn chân vào 1 cái cây”
Khi kinh doanh, bạn luôn cần đối tác để cung ứng nguyên liệu. Tuy nhiên chọn 1 điểm phân phối “fix” giá hợp lý, hàng chất lượng, làm ăn minh bạch là chưa đủ. Thực tế cho thấy nếu bạn chỉ có1 nơi lấy hàng thì qua thời gian, tình trạng ép giá có thể xảy ra. Do đó, đừng nên chôn chân vào 1 cái cây. Hãy liên kết với tối thiểu 2-3 nhà cung cấp trái cây, rau củ sạch để phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.
3.2 Phòng ngừa khi “trái gió trở trời”
Nếu trời mưa nắng thất thường thì cũng cần điều chỉnh lượng hàng, loại hàng bán ra để hạn chế những thiệt hại. Theo đó, trong điều kiện thời tiết đặc biệt này bạn nên ưu tiên những nguyên liệu có thể để được lâu (củ, quả). Tránh dùng các loại rau vì chúng rất dễ héo.
Các loại nước ép bán ra cũng giới hạn trong những nguyên liệu vừa gợi ý. Đặc biệt là không làm trước, khách order mới ép. Như vậy sẽ tránh được nguy cơ thừa mứa do khan hiếm khách.
3.3 Không nên tăng giá quá đột ngột
Điều này sẽ khiến KH cảm thấy khó chịu vì bạn không báo trước, mức giá mới cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tài chính của họ. Do đó, khi muốn tăng giá hãy báo trước với KH tối thiểu 1 tuần. Đồng thời, làm rõ lý do để nhận được sự thông cảm từ NTD.
Kinh doanh nước ép trái cây sẽ trở nên khả thi hơn gấp bội nếu bạn lĩnh hội đủ những kinh nghiệm đắt giá dưới đây. Khi đã trang bị đủ thì cũng là lúc bạn có thể bắt đầu rồi đấy!