Cách làm trân châu bằng bột mì: Ngon, Giòn dai, Mềm ngọt
Cách làm trân châu bằng bột mì đã được nhiều người thử sức nhưng tỉ lệ thành công khá thấp, vì không nắm giữ công thức chuẩn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì hãy ghim ngay quy trình dưới đây nhé!
1. Trân châu làm từ bột mì có độ dai giòn, mềm mịn hơn làm từ bột năng?
Ở các cửa tiệm cố định và trên xe đẩy bán hàng rong, trân châu thường được làm từ bột năng. Topping được làm từ thành phần này vừa giòn, vừa dẻo dai và có độ đàn hồi tốt.
Hãy ưu tiên bột mì có tỉ lệ đạm cao, điển hình là bột số 13 tức là hàm chứa 13% chất đạm. Càng nhiều đạm thì độ dai, sức đàn hồi của thành phẩm càng tăng lên.
Thứ hai là đặc biệt chú ý khâu nhồi bột. Nếu thao tác kỹ và đúng quy cách thì sau khi sơ chế, bột sẽ tăng độ dai gấp mấy phần. Như vậy, bạn vừa dễ tạo hình mà topping làm ra cũng dai giòn siêu hấp dẫn.
Khi đun nếu thấy nổi lên mà vớt luôn thì thành phẩm sẽ khá cứng. Vậy nên, cần gia nhiệt lâu hơn, sau đó tắt bếp ủ 30′. Nếu làm vậy thành phẩm sẽ mềm mà vẫn dai giòn. Đảm bảo ngon không kém đại diện làm từ bột năng.
Ngoài ra, trân châu làm từ nguyên liệu này còn được các chuyên gia đánh giá là “healthy” hơn so với bột năng – đại diện vốn chỉ dùng như là gia vị.
2. Cách làm trân châu bằng bột mì mềm ngon, dẻo dai hấp dẫn tại nhà
2.1 Nguyên liệu
- Bột mì số 13: 2 lạng
- Đường nâu: nửa lạng
- Bột ca cao: 5g
- Bột cafe sữa: 1 gói nửa lạng
- Nước lọc: 0,25l
2.2 Các bước chế biến
2.2.1 Trộn bột
- Châm 1 chút nước vào xoong, thêm đường nâu, set lửa nhẹ để nguyên liệu tan chảy từ từ.
- Trộn bột mì, bột cafe, bột ca cao vào dung dịch đường. Trộn đều thành khối rồi cho ra mâm đã rắc chút bột đệm.
- Nhồi đều tay để nguyên liệu tạo độ đồng nhất cao. Sau đó, lấy đệm thịt của bàn tay đẩy bột trượt trên mặt mâm rồi lại kéo về. Lặp lại kỹ thuật này 15 lần, đảo chiều bột theo góc vuông rồi thao tác tương tự. Công đoạn này hoàn tất khi bạn kéo dãn hoặc dàn mỏng mà nguyên liệu vẫn không bị đứt rời.
- Xắt nguyên liệu thành 5 phần, lăn tròn để tạo hình trụ dài có đường kính ngang ngửa chiếc đũa. Sau đó, cắt và vo viên theo size mong muốn.
2.2.2 Làm chín trân châu
- Nấu sôi 3l nước, thêm trân châu và hạ lửa, để nước sôi liu riu. Kể từ thời điểm cho topping vào, khuấy đều nhưng nhẹ tay để chúng không kết dính vào nhau..
- Thời gian đun trân châu kể từ điểm sôi nên kéo dài khoảng nửa giờ. Tắt bếp và ủ thêm chừng ấy thời gian để thành phẩm mềm ngon hơn.
- Vớt topping ra, thêm ngay vào âu nước lạnh trong 15p rồi lấy ra để ráo, cuối cùng trộn đường là hoàn thiện.
2.3 Thành phẩm
- Thành phẩm có màu nâu ngả đen, bề mặt óng ánh và tỏa mùi thơm nức. Hương vị ngọt vừa phải, dai ngon, phảng phất mùi cafe và ca cao nên càng ăn càng ghiền. Với topping này, bạn có thể dùng để nấu chè, pha trà sữa, làm bánh ngọt đều ngon “hết sảy”.
➽➽➽ PHẢI BIẾT: Cách bảo quản trân châu
3. TIP làm trân châu bằng bột mì đủ dẻo dai, đủ giòn không bị cứng
3.1 Chọn loại bột mì chất lượng, độ mịn cao
Bột mì có chất lượng càng VIP thì món ăn có hương vị càng “đỉnh”, đó là mối tương quan thuận mà ai cũng nằm lòng. Vậy nên, khi tuyển lựa cần tìm đến sản phẩm được sản xuất từ nhãn hàng uy tín, đóng gói cẩn thận.
Ngoài ra, bột phải có độ mịn hoàn hảo, cà trên tay không chút lợn cợn mới mềm ngon. Và như đã nhắc qua ở trên, để topping có độ dai lý tưởng thì tỉ lệ chất đạm trong bột phải đạt mức 13%. Nếu tối ưu tất thảy những điều này thì hương vị món sẽ “out trình” chứ không chỉ đơn thuần là đạt chuẩn.
3.2 Thêm bột tạo màu theo sở thích
Nếu muốn, bạn có thể “tô màu” cho thành phẩm theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ làm trân châu trắng thì dùng đường trắng, socola trắng thay vì cafe, bột cacao.
Nếu muốn topping có màu sắc như cầu vồng, bạn có thể dùng đến nước lá dứa, nước chanh leo, nước củ dền,… để nhuộm.
Cách làm trân châu bằng bột mì không khó hơn công thức truyền thống nhưng bạn cần nắm rõ 1 số lưu ý quan trọng. Khi đã bao quát hết được những điều này thì thành phẩm làm ra chắc chắn sẽ có chất lượng tuyệt vời.