Skip to main content

3 Cách Bảo Quản Trân Châu: Ngon, Dẻo, Không bị cứng

195 Lượt xem
0 Bình luận
5/5 - (2 bình chọn)

Cách bảo quản trân châu sẽ thay đổi linh động tùy vào dụng cụ bạn sử dụng, trạng thái topping muốn cất trữ. Để biết chi tiết hơn, mời bạn lướt xuống để tham khảo từng phương thức bảo quản cụ thể nhé!

1. Vì sao cần bảo quản trân châu? Thời gian tối đa bao lâu?

1.1 Nguyên do cần bảo quản

Thông thường khi pha chế trà sữa, việc làm ra topping này là công đoạn “ngốn” nhiều thời gian nhất. Người thực hiện cần phải “mix” bột, vê nặn, ủ, gia nhiệt,…vv . Trong khi đó mỗi lần sử dụng, lượng trân châu cho vào thành phẩm lại không nhiều.

vì sao cần bảo quản trân châu

Để đỡ tốn công sức và rút ngắn thời gian hoàn thiện món, người chế biến thường làm thành mẻ lớn. Điều này không chỉ có ích với các bà nội trợ mà còn cực có lợi với các chủ tiệm kinh doanh trên xe trà sữa

1.2 Thời gian bảo quản tối đa

Thông thường khi làm ra, chất lượng trân châu sẽ đạt “cực đỉnh” nếu dùng trong vòng 6h. Tuy nhiên, khi có nhu cầu, bạn vẫn có thể nhờ cậy đến các phương pháp bảo quản để kéo dài tuổi thọ lên 3-4 ngày.

Điều đặc biệt là sau thời gian này, thành phẩm vẫn bảo toàn được hương vị ngon như ban đầu. Đây cũng là thời gian tối đa mà bạn có thể duy trì được chất lượng của topping kể từ khi ra mẻ. 

➤➤➤ KHÁM PHÁ: Cách làm trân châu bằng bột bắp

2. 3 Cách bảo quản trân châu đảm bảo chất lượng lâu nhất

cách bảo quản trân châu lâu nhất

2.1 Đối với trân châu chưa luộc

Chuẩn bị:

  • Túi zip, túi nilon hoặc lọ thủy tinh

bảo quản trân châu chưa luộc

Cách thực hiện:

  • Luồn nhiều túi nilon vào nhau để tăng độ dày của lớp bảo vệ. Sau đó, thêm trân châu sống vào và buộc chặt miệng túi. Thao tác tương tự nếu sử dụng túi zip.
  • Với lọ thủy tinh, tráng qua nước nóng để khử khuẩn rồi lau khô. Thêm trân châu rồi đậy nắp khít. Nếu muốn bảo quản trong 1-2 ngày thì để nơi thoáng gió. Nếu muốn tăng gấp đôi thời gian bảo quản thì hãy cất trữ trong tủ mát.

2.2 Đối với trân châu đã luộc

Loại đã luộc có thời hạn sử dụng dài hơi hơn. Tuy nhiên chúng rất mềm, có thể dính nhau khi dồn chung. Vậy nên để tối ưu chất lượng thành phẩm hãy nương theo chỉ dẫn sau:

Chuẩn bị:

  • Nước lọc
  • Đường
  • Hũ thủy tinh

bảo quản trân châu đã luộc

Cách thực hiện:

  • Trộn đường với nước lọc rồi hòa tan, thêm dung dịch này vào ngăn mát của tủ lạnh, để 4-5 tiếng thì lấy ra.
  • Trân châu sau khi luộc chín thì vớt ra, đổ vào nước đã pha đường, ngâm 15p, vớt ra để ráo.
  • Cho trân châu vào hũ thủy tinh sạch để bảo quản trong tủ lạnh .

2.3 Đối với trân châu nấu qua đêm

Chuẩn bị:

  • Nước lọc lạnh
  • Đường cát
  • Hũ thủy tinh

bảo quản trân châu đã luộc qua đêm

Cách thực hiện:

  • Sau khi topping chín, dùng muôi thủng lỗ để vớt ra khỏi nồi nước sôi. Tiếp đến, thêm vào nước lạnh 5′ để thành phẩm săn lại, không bám dính vào nhau.
  • “Mix” trân châu với đường cát theo tỉ lệ 3:1, để ít phút cho ngấm rồi xúc nhẹ vào hũ thủy tinh. Sau đó, phủ 1 lớp mỏng đường bên trên rồi đậy nắp khít. Với cách làm này thành phẩm vừa ngọt ngon, không cứng, không bị trương nở do ứ nước qua thời gian.

3. Cần lưu ý những gì khi bảo quản trân châu không bị chua/cứng?

3.1 Chọn phương thức bảo quản phù hợp

chọn phương thức bảo quản trân châu

Nếu là trân châu sống, bạn có tới 3 cách để tích trữ dùng dần. Tuy nhiên, với nguyên liệu đã luộc qua thì cất trữ ở hũ hoặc khay thủy tinh là an toàn nhất. Nếu muốn dùng trong vòng 1 ngày thì có thể để trong điều kiện thường. Thế nhưng, nếu muốn sử dụng trong vài ngày thì cất trữ trong tủ lạnh mới là lựa chọn #1.

3.2 Luộc lại trước khi dùng

Sau khi bảo quản, để có thể “hồi sinh” mùi vị của trân châu thì cách hiệu quả nhất là luộc lại lần nữa. Nên dùng nước lọc hoặc nước sôi để nguội để đảm bảo vệ sinh.

Thời gian luộc chỉ cần vài phút là đủ, sau đó bạn cũng thêm thành phẩm vào nước lạnh như cách làm truyền thống.

3.3 Không dùng trân châu nấu lại lần 3

Dù nguyên liệu này có dư thừa thì cũng không nên cất trữ tiếp rồi luộc lại lần 3 để tái sử dụng. Nếu làm vậy chất lượng món sẽ sụt giảm đáng kể.

không dùng trân châu nấu lại lần 3

Hãy phân làm nhiều túi/hộp/hũ nhỏ. Mỗi hũ vừa đủ cho 1 lần sử dụng. Khi thực hiện theo hướng dẫn trên, bạn dùng phần nào là hết phần ấy, không ảnh hưởng đến các phần còn lại.

Cách bảo quản trân châu tuy chẳng khó khăn nhưng cũng có đến “7749” điều đáng bàn phải không ạ? Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết của Xe bánh mì Doner, bạn sẽ áp dụng thành thạo kinh nghiệm trên để tối ưu hiệu quả bảo quản.

Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn để nhận ngay ưu đãi lớn

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn!

Hệ thống phân phối
Hà Nội

Địa chỉ: Số 368 Trần Điền - Định Công - Hoàng Mai

Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến - Phương Đông - Uông Bí

Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 827/8 Hà Huy Giáp - Phường Thạnh Xuân - Quận 12

Thái Bình

Địa chỉ: Đối diện UBND xã Vũ Hoà - H.Kiến Xương

Đồng Nai

Địa chỉ: 1066- QL 51 Tổ 3 - Ấp Đồng - Phước Tân - Biên Hòa

Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay